top-banner-miss-charm-2023

Thị trường Thứ tư, 28/08/2024, 15:42 GMT+7
Diễn biến trái chiều trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới

dien-bien-trai-chieu-tren-thi-truong-hang-hoa-nguyen-lieu-the-gioi

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), đóng cửa ngày 27/8, chỉ số MXV-Index giảm nhẹ 0,02% xuống 2.158 điểm.

Diễn biến trái chiều trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới- Ảnh 1.

Trên thị trường kim loại, diễn biến phân hóa tương đối rõ nét. Trong khi các mặt hàng kim loại cơ bản đón nhận lực mua khá tích cực và ghi nhận các mức tăng từ 1-2% thì giá kim loại quý bao gồm bạc và bạch kim lại đồng loạt giảm sau ba phiên tăng. Thị trường nông sản đang phục hồi khi một số mặt hàng như ngô, lúa mì CBOT đã thoát khỏi vùng giá suy yếu trong khi giá hai mặt hàng đậu tương lại diễn biến trái chiều.

Sau ba phiên tăng, giá kim loại quý suy yếu

Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, thị trường kim loại phân hóa tương đối rõ nét giữa nhóm kim loại quý và kim loại cơ bản. Đối với kim loại quý, giá bạc và giá bạch kim đồng loạt giảm sau ba phiên tăng liên tiếp khi lo ngại suy thoái tại Mỹ tiếp tục được xoa dịu. Đóng cửa, giá bạc giảm nhẹ 0,09% xuống 29,9 USD/ounce, giá bạch kim để mất hơn 1% xuống 962,8 USD/ounce.

Theo khảo sát từ Conference Board, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng trong bối cảnh lạc quan hơn về triển vọng kinh tế. Cụ thể, chỉ số niềm tin tiêu dùng của nước này đạt mức 103,3 điểm trong tháng 8, con số này cao hơn 2,4 điểm so với dự báo và là mức cao nhất kể từ tháng 2 năm nay. Số liệu tháng 7 cũng được điều chỉnh tăng lên 101,9 điểm từ mức 100,3 điểm trong lần công bố trước đó.

Diễn biến trái chiều trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới- Ảnh 2.

Ngoài ra, chỉ số kỳ vọng, dựa trên triển vọng ngắn hạn của người tiêu dùng về thu nhập, kinh doanh và điều kiện thị trường lao động, đã tăng lên mức 82,5 điểm, cao nhất kể từ tháng 8/2023. Loạt dữ liệu này cho thấy người dân Mỹ đã bớt bi quan về triển vọng kinh tế sau khi nỗi lo suy thoái bị đẩy lên cao vào hồi đầu tháng. Lo ngại suy thoái lắng xuống đã làm giảm nhu cầu mua tài sản trú ẩn an toàn, qua đó gây áp lực lên giá kim loại quý trong phiên hôm qua.

Đối với kim loại cơ bản, các mặt hàng lại đón nhận lực mua khá tích cực và ghi nhận các mức tăng đều từ 1-2%. Trong đó, giá kẽm LME nối dài đà tăng sang phiên thứ 6 liên tiếp với mức tăng 1,06% lên 2.943 USD/tấn, cao nhất 6 tuần. Trong thời gian gần đây, giá mặt hàng này liên tục tăng chủ yếu xuất phát từ lo ngại nguồn cung thu hẹp sau khi 14 nhà máy luyện kim lớn của Trung Quốc cắt giảm sản lượng. Sản lượng kẽm của nước này dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong tháng này sau khi giảm xuống mức thấp nhất một năm vào tháng 7.

Trong một diễn biến khác, giá quặng sắt tiếp tục phục hồi sau hai phiên giảm liên tiếp vào cuối tuần trước. Chốt ngày, giá quặng sắt tăng 1,25% lên 101,6 USD/tấn, mức cao nhất ba tuần gần đây. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ thực tế còn yếu tại Trung Quốc, tuy nhiên giá quặng sắt vẫn tăng chủ yếu là nhờ kỳ vọng tiêu thụ sẽ cải thiện khi nước này chuẩn bị bước vào mùa cao điểm xây dựng. Giai đoạn tháng 9-10 hằng năm thường được coi là “những tháng vàng” trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc.

Diễn biến trái chiều trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới- Ảnh 3.

Thị trường đậu tương diễn biến giằng co

Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, giá đậu tương hợp đồng tháng 11 tiếp tục khởi sắc với mức tăng 0,59%. Lực mua được thúc đẩy ngay sau khi mở cửa phiên, trong bối cảnh tình hình mùa vụ tại Mỹ có dấu hiệu xấu đi. Đà tăng của giá đậu tương chỉ phần nào bị thu hẹp vào cuối phiên trước áp lực chốt lời của thị trường.

Hai mặt hàng thành phẩm của đậu tương diễn biến khá trái chiều nhau trong phiên hôm qua. Giá khô đậu tương bám sát diễn biến giá đậu tương và ghi nhận mức tăng 1,3%. Ngược lại, giá dầu đậu tương giảm gần 1% do áp lực bán kỹ thuật của thị trường, sau khi tăng vọt trong hai phiên liên tiếp trước đó.

(nguồn: baochinhphu.vn)


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

metro-sai-gon

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp