top-banner-miss-charm-2023

Thị trường Thứ tư, 30/06/2021, 08:00 GMT+7
Viết điểm mạnh điểm yếu trong CV theo cách có lợi cho bạn

Điểm mạnh, điểm yếu của cá nhân là một trong những thông tin cần thiết đưa vào CV xin việc. Vậy ứng viên cần viết thế nào để làm nổi bật điểm mạnh, nhạt nhòa điểm yếu, tạo được ấn tượng và chinh phục nhà tuyển dụng?

Hãy nhanh tay “bỏ túi” các bí quyết viết điểm mạnh điểm yếu trong CV “siêu” hay ho dưới đây để áp dụng khi tự tay viết hoặc chỉnh sửa lại sau khi tải mẫu CV xin việc.

viet-diem-manh-diem-yeu-trong-cv-theo-cach-co-loi-cho-ban-wshowbiz

Phân loại điểm mạnh của bản thân

Để CV xin việc tạo được ấn tượng và “hạ gục” nhà tuyển dụng, bạn không chỉ đơn giản nêu ra điểm mạnh mà còn phải biết cách sắp xếp chúng hợp lý, “cài gắm” sao cho phát huy được hiệu quả tối đa làm “lu mờ” nhược điểm. Muốn vậy bạn cần biết nhận diện và phân loại điểm mạnh của bản thân. Thông thường lợi thế ở một người có thể chia thành 3 loại:

Điểm mạnh về kiến thức

Ưu thế về kiến thức chuyên môn là một trong những điểm mạnh quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định của nhà tuyển dụng. Một số điểm mạnh về chuyên môn có thể kể đến như tốt nghiệp hạng ưu, đạt nhiều chứng chỉ liên quan đến nghề, du học tại một trường nổi tiếng, có bằng cấp cao (Thạc sĩ/ Tiến sĩ)… Nếu bạn có một trong những điểm mạnh này, hãy đặt nó lên đầu tiên để hấp dẫn ánh nhìn của nhà tuyển dụng.

logovietcv-wshowbiz

Điểm mạnh về kinh nghiệm

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm cũng là một trong những khía cạnh cốt lõi được nhà tuyển dụng chú trọng xem xét. Hãy cụ thể hóa số năm kinh nghiệm của bạn trong quá trình công tác, làm nghề. Đồng thời, đừng bỏ qua những kinh nghiệm khác hoặc lồng ghép thành tích có liên quan đến vị trí ứng tuyển.

Điểm mạnh về kỹ năng mềm

Một ứng viên thành thạo kỹ năng mềm cũng được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao. Trong đó họ ưa thích những kỹ năng cơ bản như:

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng lập kế hoạch và báo cáo

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng quản lý thời gian…

Đây cũng chính là những điểm mạnh bạn cần đề cập tới trong CV để tăng thêm độ cuốn hút.

Điểm mạnh về tính cách, tài lẻ

Công ty nào cũng cần những nhân viên có đặc điểm tính cách như hòa đồng, linh hoạt khéo léo, cẩn thận, kiên nhẫn… Để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình, bạn nên nêu thêm những điểm mạnh về tính cách ở sau cùng, nếu có kèm thêm tài lẻ giúp ích cho công việc thì càng tốt.

Trình bày điểm mạnh trung thực, ngắn gọn, tránh ba hoa, khoe mẽ

Dưới đây là một số lưu ý khi trình bày điểm mạnh bản thân để tránh bị nhà tuyển dụng đánh giá là ba hoa, khoe mẽ:

-          Trình bày với thông tin vừa đủ, không lan man dài dòng hay phức tạp hóa vấn đề. Đồng thời bạn cần tránh lối kể dài dòng, luyên thuyên khiến nhà tuyển dụng ngán ngẩm.

-          Chỉ tập trung trình bày những điểm mạnh có liên quan tới công việc và vị trí ứng tuyển.

-          Nên diễn đạt bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, tránh sử dụng mỹ từ hoặc lối nói “đao to búa lớn” dễ làm mất thiện cảm.

-          Trung thực, thật thà, tránh nói dối hay “tô hồng” bản thân khi trình bày về điểm mạnh.

Hướng dẫn cách viết điểm mạnh điểm yếu trong CV ngân hàng

Khéo léo lựa chọn điểm yếu đưa vào CV  

Một vấn đề được đặt ra là: Có nên nêu điểm yếu cá nhân vào CV hay không? Nhiều người thường chỉ chăm chăm nêu điểm mạnh, bỏ qua điểm yếu vì nghĩ rằng không dại gì “vạch áo cho người xem lưng”. Tuy nhiên, trên thực tế nếu ứng viên biết cách nêu điểm yếu của bản thân trong CV một cách khéo léo sẽ tạo ra hiệu quả tích cực. Chúng giúp nhà tuyển dụng thêm tin tưởng vào bạn và có thể đánh giá hoàn diện hơn về tiềm năng của bạn. Dù rằng bạn phô bày khuyết điểm nhưng họ vẫn trân trọng sự chân thành của bạn, chắc chắn bạn sẽ được đánh giá cao về sự trung thực của mình.

Tuy vậy, trung thực không có nghĩa là bạn “thật thà” liệt kê ra một danh sách dài dằng dặc các khuyết điểm của bản thân. Do đó, bạn cần tinh tế lựa chọn ra những điểm yếu không ảnh hưởng đáng kể đến công việc để trình bày trong CV. Tốt nhất bạn chỉ nên đưa vào CV tối đa 3 nhược điểm của bản thân mà thôi.

Nêu biện pháp khắc phục song hành với khuyết điểm

Để giảm bớt mức độ tiêu cực của những khuyết điểm bạn trình bày, các chuyên gia khuyên bạn nên “đính kèm” với phương hướng khắc phục. Chúng ta đều nhận thức rõ rằng không ai hoàn hảo và ai cũng tồn tại một vài khuyết điểm. Nhà tuyển dụng lại càng không chủ tâm tìm kiếm ứng viên hoàn hảo. Cái họ cần là ứng viêm tiềm năng tốt, trung thực, có khuyết điểm và biết học hỏi, cải thiện khuyết điểm. Do vậy, khi viết điểm mạnh điểm yếu trong CV, bạn đừng quên đưa ra các biện pháp khắc phục nữa nhé.

Dưới đây là một vài gợi ý cho bạn tham khảo:

-          Mạng lưới quan hệ bên ngoài không được rộng rãi (ra sức giao tiếp, mở rộng quan hệ).

-          Chưa đủ tự tin khi trình bày trước đám đông (luyện tập trình bày nhiều hơn, khắc phục tâm lý e ngại trước đám đông).

-          Kỹ năng tin học văn phòng chưa thực sự thành thạo (học thêm các khóa rèn luyện kỹ năng tin học văn phòng).

-          Trình độ tiếng Anh chưa cao (có kế hoạch ôn tập và theo học các khóa chứng chỉ tiếng Anh).

Trên đây là những bí quyết “sống còn” giúp bạn trình bày tốt nhất điểm mạnh điểm yếu trong CV. Hãy tham khảo và áp dụng để chinh phục nhà tuyển dụng trong lần xin việc tiếp theo nhé.

Pha Lê

theo ấn phẩm kết nối doanh nhân


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

metro-sai-gon

bia-kndn

hoa-moc-thien

moc-beauty

miss-charm

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp