top-banner-miss-charm-2023

Thị trường Chủ nhật, 28/02/2016, 02:29 GMT+7
Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho doanh nghiệp Nhật Bản

Đó là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam đang lo lắng.

Theo ý kiến của doanh nghiệp Nhật Bản mà tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) thăm dò thì rủi ro trong môi trường đầu tư có thể đến từ vấn đề hệ thống pháp luật chưa được hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch. Thiếu nghiên cứu trước khi xây dựng, nội dung văn bản pháp luật rời xa thực tế hoặc nội dung văn bản pháp luật không rõ ràng dẫn đến vận dụng không thống nhất. Thêm vào đó là việc các chính quyền địa phương vận dụng chính sách không rõ ràng.

Thống kê các ý kiến của doanh nghiệp Nhật mà Jetro có được, đại đa số họ sợ "chi phí nhạy cảm" tại Việt Nam. Những lĩnh vực dễ phát sinh chi phí này là hải quan, thuế và liên quan đến việc thủ tục giấy tờ (cấp phép...).

Tại buổi thảo luận ở Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 của Chính phủ, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng sốc trước thông tin thống kê Jetro. “Chúng ta đang phấn đấu “Asean 4”, luật pháp minh bạch nhưng vẫn mất đầu tư không chính thức như vậy làm mất hình ảnh rất lớn” - ông Giàu nói.

Cũng từ báo cáo của Jetro, một rủi ro đáng chú ý nữa đó là môi trường đầu tư. Có trên 60% doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch, những doanh nghiệp này cho rằng đây là vấn đề rủi ro cốt lõi.

DN Nhật lo ngại 'chi phí nhạy cảm' của Việt Nam - Ảnh 1

Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho doanh nghiệp Nhật Bản.

Thêm vào đó, Việt Nam đang đứng thứ 3 trong 15 quốc gia về hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch và cơ chế, thủ tục thuế phức tạp.

Bên cạnh những khó khăn, chúng ta không thể không nhìn nhận những thuận lợi trong môi trường đầu tư mà Việt Nam mang lại cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Việt Nam xếp thứ 3 trên tổng số 15 quốc gia về chi phí nhân công rẻ. Hơn một nửa số doanh nghiệp cũng đánh giá cao tình hình chính trị, xã hội ổn định của Việt Nam. Thêm vào đó, quy mô thị trường và khả năng tăng trưởng của Việt Nam cũng là điểm thuận lợi tại đây.

Mặc dù theo khảo sát Việt Nam đứng thứ 15 trong số các quốc gia có “vấn đề” về rào cản ngôn ngữ. Tuy nhiên, điều này cũng không đáng kể.

Về thực trạng sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tại Nhật Bản, có thể thấy, những rủi ro trong đầu tư mà doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam phải đối mặt đang ngày càng xấu đi so với những năm trước. Trên 60% các rủi ro đang tồn tại như hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch và thủ tục hành chính khá phức tạp.

Theo khảo sát Jetro, hơn một nửa số doanh nghiệp nhìn nhận những thủ tục thuế là những vấn đề cần được nhanh chóng cải thiện.

Tỷ lệ nội địa hóa theo đó cũng không thấy có sự thay đổi so với những năm trước và hiện cần có những đối sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Về TPP, các doanh nghiệp Nhật Bản có khoảng 70% doanh nghiệp hy vọng thuận lợi hóa thương mại và thuế quan và mong rằng vấn đề này được cải thiện hơn nữa. Cùng với đó, có khoảng hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng mở rộng hoạt động trong tương lai. Doanh nghiệp Nhật Bản luôn luôn tôn trọng pháp luật, hoạt động kinh doanh cởi mở và công bằng, hướng tới cùng phát triển xã hội Việt Nam.

Theo Nguoiduatin.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp