top-banner-miss-charm-2023

Thời trang Thứ năm, 25/06/2015, 09:56 GMT+7
Da màu và thời trang

Trong các ngành nghề hấp dẫn như điện ảnh, thời trang… luôn sáng lạn hình ảnh tóc vàng, da trắng… thì có lẽ nỗi khổ tâm bị lép vé luôn chực chờ trong tinh thần của những người mẫu da màu. Sau cuộc kí kết mới nhất giữa ca sĩ da màu Rihanna với Dior, câu chuyện về sắc tộc lại được đào bới một lần nữa.

damauvathoitrang

Cuộc đảo chính dành cho người da đen năm 1965 tại Mĩ chắc chắn ảnh hưởng không nhỏ đến đại đa số những người da màu đang phải chật vật ngoi lên từ nạn phân biệt chủng tộc từ khắp nơi. Chính trị là một chuyện, giới văn nghệ sỹ lại là một chuyện khác, cũng đầy bi kịch và những cuộc tráo đổi không ngừng. Trong đó, người mẫu có lẽ hứng chịu nhiều thiệt thòi khi quan niệm về cái đẹp của nước da màu đen thời điểm đó là quá xa vời.

Năm 1974, Vogue, tờ tạp chí tiên phong về thời trang, đã làm một cuộc thay đổi thật sự khi đưa Beverly Johnson - một người mẫu da đen lên bìa, từ đó mở ra các giai đoạn phát triển khác nhau trong giới giải trí vốn chỉ dành cho người da trắng. Như Grace Jones tạo dựng thành công hình tượng nghệ sỹ toàn năng khi vừa catwalk, vừa diễn xuất, vừa ca hát, cô cũng chính là nguồn cảm hứng cho những nghệ sỹ cách tân sau này như Rihanna hay Lady GaGa…

Nhưng thành công nhất và vẫn còn hoạt động miệt mài đến tận hôm nay phải nói đến Naomi Campell và Tyra Banks vì lối sống thẳng thừng của mình, từ sàn diễn, chương trình truyền hình thực tế đến cả chuyện riêng tư. Cả hai đều là biểu tượng của sắc đen kiên cường, bất khuất cho đến khi xuất hiện Joan Smalls như một niềm hi vọng mới.

Chanel mời nam ca nhạc sĩ Pharrell Williams về đóng phim ca nhạc và chụp ảnh cho chiến dịch quảng cáo mới của họ. Các thương hiệu mỹ phẩm thì chọn Halle Berry, Beyonce vì họ không chỉ có cơ thể đẹp mà còn có sự ảnh hưởng từ nghề nghiệp của mình. Nhìn chung, cho đến thời điểm này, chỉ một vài nghệ sỹ da màu hoặc da đen nổi danh ở các lĩnh vực giải trí, mới có cơ hội làm việc với các hãng thời trang hàng đầu.

Đôi khi chẳng phải vì quan niệm cái đẹp dần thay đổi mà chỉ vì họ muốn mượn sự nổi tiếng của các nghệ sỹ để quảng bá cho thương hiệu của họ. Sự lạm dụng sắc tộc bị đẩy lên cao trào khi các thương hiệu thời trang hàng đầu biến diễn viên da đen xinh đẹp Lupita Nyong'o (người gốc Kenya) trở thành “bình hoa di động” trên thảm đỏ với váy áo lộng lẫy trình diễn như người mẫu.

Sự thể chỉ xảy ra khi Lupita mặc chiếc đầm xanh da trời của Padra, ôm tượng vàng Oscar và diễn thuyết một bài khá dài, khá văn học về màu da của mình, cách nay hai năm. Ngay lập tức, các tín đồ thời trang (đa số da trắng) nhảy dựng lên cho rằng cô diễn viên trẻ đang diễn xuất quá mức nhằm đánh bóng không chỉ cho bản thân, mà còn cho những thương hiệu cao cấp đang cạn kiệt ý tưởng quảng bá. Suốt một năm sau đó, gu thời trang của Lupita Nyong'o được săm soi từng chút một, thậm chí họ chỉ quan tâm tới chuyện Lupita mặc gì mà chẳng cần biết tương lai nghiệp diễn khá mờ mịt của Lupita vì bị các đạo diễn chê là “quá thương mại”.

Nhìn chung, sau bốn mươi năm, người mẫu da màu hay tạm gọi là các nghệ sỹ da màu đã tìm được chỗ đứng riêng trong làng thời trang, bất kể họ chấp nhận đánh đổi sự nghiệp hay cá tính nghệ sỹ, chỉ để phục vụ mục đích của bản thân: nổi tiếng, giàu có; và phục vụ cho các chiêu trò tiếp thị hình ảnh của các ông lớn trong ngành thời trang toàn cầu.

Theo ffashion.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp