top-banner-miss-charm-2023

Điện Ảnh Thứ tư, 21/08/2024, 15:55 GMT+7
Đẹp trai thấy sai sai dân Hàn xem mê, dân Việt xem chê

Đẹp trai thấy sai sai nhận được nhiều phản hồi tích cực của khán giả từ khi ra rạp bởi sự kết hợp giữa yếu tố hài hước và kinh dị. Thế nhưng, kịch bản phim vẫn chưa có điểm nhấn.

dep-trai-thay-sai-sai-dan-han-xem-me-dan-viet-xem-che

Đẹp trai thấy sai sai nhận được nhiều sự đón nhận và phản hồi tích cực từ khán giả - Ảnh: CGV

Theo thống kê từ The Box Office Vietnam, tính đến ngày 20-8, Đẹp trai thấy sai sai (Handsome guys) đã thu về gần 32 tỉ đồng, đứng sau Conan 27: Ngôi sao 5 cánh 1 triệu đô (112 tỉ đồng) và Ma da (59 tỉ đồng).

Theo The Korea Times, tại quê nhà, phim dẫn đầu doanh thu các rạp, với tổng số khán giả lên tới 1.716.834, đồng thời lọt top 5 bảng xếp hạng phòng vé Hàn Quốc năm 2024.

Hài kịch dưới vỏ bọc kinh dị trong Đẹp trai thấy sai sai

Đẹp trai thấy sai sai là bản chuyển thể của bộ phim hài - kinh dị Mỹ Tucker & Dale vs. Evil (2010), đánh dấu sự ra mắt của đạo diễn Nam Dong Hyeob. Phim thuộc thể loại hài hước và kinh dị.

Đẹp trai thấy sai sai dân Hàn xem mê, dân Việt xem chê - Ảnh 2.

Jae Pil thường xuyên khen ngợi Sang Koo đẹp trai khiến anh tưởng thật - Ảnh: IMDb

Phim xoay quanh hai anh em Jae Pil (Lee Sung Min) và Sang Koo (Lee Hee Joon). 

Dù có vẻ ngoài dữ dằn, cả hai thực chất đều hiền lành và tốt bụng, tự xưng là những anh chàng đẹp trai.

Họ mơ ước có một cuộc sống yên bình nơi thôn quê, và cuối cùng giấc mơ đó đã trở thành hiện thực.

Tuy nhiên, ngay ngày đầu tiên tại ngôi nhà mới, họ vô tình giải phóng một bí mật bị phong ấn từ lâu dưới tầng hầm. Jae Pil và Sang Koo phải đối mặt với những thử thách không lường trước được.

Định kiến ngoại hình được lồng ghép trong Đẹp trai thấy sai sai - Ảnh 3.

Một nhóm người có ác cảm với hai anh em qua vẻ bề ngoài - Ảnh: Koreaboo

Họ bị nhầm lẫn là những kẻ phản diện, tội phạm trong các tình huống trùng hợp. Từ đó, hàng loạt tình huống dở khóc dở cười bắt đầu xảy ra.

Liệu cả hai có thể đối mặt với nó? Trong phong ấn bí mật có gì?

Kịch bản được xây dựng khéo léo, tạo ra những khoảnh khắc hài hước “tình cờ” thông qua cách sắp xếp cảnh quay hợp lý. 

Ngay cả những đoạn đối thoại có phần phóng đại cũng trở nên tự nhiên và chân thực nhờ màn thể hiện tài tình của các diễn viên.

Bên cạnh đó, Đẹp trai thấy sai sai còn gửi gắm thông điệp ý nghĩa đến khán giả. Xuyên suốt bộ phim, dù gặp nhiều thử thách, hai anh em luôn bảo vệ và che chở lẫn nhau, đối xử với nhau bằng sự chân thành.

Kịch bản chưa có điểm nhấn

Trong khi bản gốc Tucker & Dale vs. Evil (2010) từng nổi tiếng với cách kể chuyện lầy lội, với các vụ án mạng xảy ra một cách ngẫu nhiên, khiến người xem khó lòng đoán trước.

Định kiến ngoại hình được lồng ghép trong Đẹp trai thấy sai sai - Ảnh 5.

Bản gốc Tucker & Dale vs. Evil (2010) gây sốt một thời khi vừa ra mắt - Ảnh: IMDb

Mặc dù có nhiều cảnh chết chóc khá máu me, bản gốc đã khéo léo tiết chế để không gây cảm giác quá rùng rợn hay sợ hãi. Mỗi hành động của các nhân vật đều có lý do rõ ràng và được tiết lộ từ từ.

Ngược lại, Đẹp trai thấy sai sai lại đẩy các yếu tố kinh dị lên mức cao hơn, với tinh tiết máu me xuất hiện khá lộ liễu, chẳng hạn như những cái chết rùng rợn như bị nghiền trong máy hay đinh xuyên qua não.

Hơn nữa, kịch bản của phim có thể dễ bị khán giả lãng quên. 

Thay vì tập trung vào việc đẩy lên cao trào ở các phân cảnh con người đấu tranh để thoát khỏi ma quỷ, phim lại sử dụng yếu tố này làm nền cho những tình huống vụng về của hai anh em.

Điều này dẫn đến việc các yếu tố kinh dị không được khai thác sâu. Điều đọng lại ở người xem là những miếng hài vô tri dày đặc từ đầu đến cuối phim.

Ngoài ra, phần kỹ xảo của phim chỉ đạt mức tạm ổn, không nổi bật như bản gốc.

Lên án định kiến ngoại hình

Đẹp trai thấy sai sai đặt ra một vấn đề thú vị, dù chưa đi sâu vào phân tích. Phim chỉ ra rằng những người có vẻ ngoài dữ tợn, thường bị hiểu lầm và bị cáo buộc là tội phạm. Và định kiến đó vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Làm việc tốt nhưng bị người khác hiểu nhầm bởi vẻ ngoài "dữ dằn" - Ảnh: IMDb

Vấn đề này đã được thảo luận trong bài nghiên cứu Khuôn mặt của kẻ tốt và kẻ xấu của Đại học Missouri, Columbia, do Alvin G. Goldstein, June E. Chance và Barbara Gilbert thực hiện vào năm 2013.

Nghiên cứu chỉ ra rằng trên thực tế, không phải tất cả những người có khuôn mặt hung dữ đều là tội phạm, và người có khuôn mặt hiền lành chưa hẳn là người tốt.

Hành vi phạm tội không thể chỉ dựa vào hình thức bên ngoài mà cần phải xem xét từ động cơ và hành vi phạm tội mà họ thực hiện.

Các định kiến đó có thể dẫn đến các phán quyết pháp lý bị sai lệch, gây ra sự phân biệt đối xử và kỳ thị.

Nghiên cứu nhấn mạnh người dân cần phải nâng cao nhận thức, giảm thiểu những thành kiến về ngoại hình và tương tác xã hội hằng ngày để tránh gây ra những tình huống đáng tiếc, xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm người khác.

(nguồn: tuoitre.vn)

 

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

metro-sai-gon

bia-kndn

hoa-moc-thien

moc-beauty

miss-charm

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp