top-banner-miss-charm-2023

Điện Ảnh Thứ sáu, 09/08/2024, 15:09 GMT+7
Phim Việt mua những câu chuyện lỗi thời

Hạnh phúc bị đánh cắp lên sóng VieON và VTV9 từ ngày 19-8. Phim này được làm lại từ Trái tim trong sáng đã phát tại Hàn Quốc cách đây 10 năm.

phim-viet-mua-nhung-cau-chuyen-loi-thoi

Diễn viên Thúy Ngân và Võ Cảnh trong phim 7 năm chưa cưới sẽ chia tay - Ảnh: ĐPCC

7 năm chưa cưới sẽ chia tay đang phát sóng cũng được làm lại kịch bản Hàn cách đây 11 năm: Secret love. Liệu chất liệu cũ có tạo ra những phim truyền hình Việt lỗi thời?

Hận thù, bi kịch và nước mắt

Kịch bản gốc phim Hạnh phúc bị đánh cắp do biên kịch Kim Soon Ok chấp bút. Bà là người đứng sau thành công của những phim gây sốt châu Á như Penthouse, Cuộc chiến sinh tồn, Hoàng hậu cuối cùng, Sự quyến rũ của người vợ...

Ra mắt năm 2014, Trái tim trong sáng có tỉ suất người xem cao, chạm mốc 37,3% trên toàn quốc (theo Nielsen Korea). 

Bộ phim đoạt nhiều giải thưởng, trong đó có Phim truyền hình của năm; Lee Yoo Ri trở thành diễn viên đóng vai phản diện đầu tiên trên màn ảnh thắng giải Daesang tại MBC Drama Awards 2014.

Phim Việt mua những câu chuyện lỗi thời- Ảnh 2.

Hồng Ánh trong phim Hạnh phúc bị đánh cắp - Ảnh: ĐPCC

Xoay quanh hai cô gái trẻ có số phận thay đổi cùng niềm đam mê thêu tay nghệ thuật độc đáo, Hạnh phúc bị đánh cắp bản Việt mở ra nhiều bi kịch, những âm mưu, tranh đấu để giành quyền thừa kế của Đỗ gia giữa hai nàng dâu quyền quý.

Một bộ phim hiện ngập tràn nước mắt là 7 năm chưa cưới sẽ chia tay. Không phủ nhận đây là bộ phim chỉn chu về bối cảnh, hình ảnh. 

Diễn viên Thúy Ngân, Jun Phạm diễn xuất tốt. 

Võ Cảnh ở những tập đầu bị chê vì khá cứng, nay đã bắt nhịp vào nhân vật khiến cho khán giả bắt đầu xốn xang. Phim đến nay đã đạt trên con số 1 tỉ lượt người xem trên các nền tảng.

Phim Việt mua những câu chuyện lỗi thời- Ảnh 3.

Thúy Ngân khóc nhiều trong phim 7 năm chưa cưới sẽ chia tay - Ảnh: ĐPCC

Tuy nhiên, điểm trừ lớn của phim này là quá bi kịch. Chỉ còn khoảng 9 tập là phim kết thúc nhưng nhân vật Ân vẫn khiến khán giả "sôi máu" bởi nhu nhược, mù quáng chỉ vì yêu. 

"Đây là phim chứ ngoài đời thì người thân của họ đánh cho tỉnh ngu rồi", "Qua việc này mà nữ chính vẫn cứ khóc mãi khóc hoài thì thật là không muốn xem. Phải mạnh mẽ quyết liệt như này thì mới không bị bắt nạt mãi", khán giả nhận xét.

Có lẽ đây là vai diễn mà Ngân khóc nhiều đến nỗi 'khờ người". Thúy Ngân bảo Thiên Ân có 300 phân cảnh thì có tới 150 cảnh khóc. Nhưng thực tế cô còn khóc nhiều hơn.

Xã hội thay đổi, phim cũng cần khác

Việc các nhà làm phim Việt lựa chọn và làm lại phim nước ngoài không mới. Phần lớn kịch bản đều được chỉnh sửa để phù hợp với văn hóa và con người Việt.

Phim Việt mua những câu chuyện lỗi thời- Ảnh 4.

Bích Ngọc trong phim Hạnh phúc bị đánh cắp - Ảnh: ĐPCC

So sánh mặt bằng chung, 7 năm chưa cưới sẽ chia tay và Hạnh phúc bị đánh cắp có kịch bản gốc khá xa, đều được Hàn Quốc sản xuất từ 10 - 11 năm trước. 

Đặc biệt, sau hai năm dịch COVID-19 (2020 - 2021), xã hội thay đổi nhiều, từ suy nghĩ, lối sống và cả cách thưởng thức các show giải trí, xem phim của người dân.

Xu hướng xem phim "chữa lành", lan tỏa những thông điệp nhân văn, hướng đến cuộc sống tích cực tươi sáng đang được yêu thích. 

Từ những chuyện tình sướt mướt, bi thương, những bộ phim đấu đá, tranh giành quyền lực với những tình tiết gay cấn, phim Hàn đang dịch chuyển sang những câu chuyện ấm áp, đáp ứng thị hiếu và giúp giải tỏa những áp lực của giới trẻ phải đối mặt trong cuộc sống.

Những bộ phim chữa lành như Điệu cha cha cha làng biển, Hospital playlist, Chào mừng đến Samdal-ri, Nơi đảo xanh, Hướng tới thiên đường, Đội cầu lông thiếu niên... đều được khán giả đón nhận nồng nhiệt.

Phim nước ngoài cũng đã "thay máu", sao Việt Nam lại đi mua những câu chuyện cũ, lỗi thời để cho ra đời những bộ phim ngập tràn buồn khổ đau?

Một số phim Việt mua kịch bản gốc làm lại trong khoảng 5 năm đổ lại như Hậu duệ mặt trời (phát ở Hàn Quốc năm 2016, Việt Nam mua, sản xuất và phát sóng 2018), Ngôi nhà hạnh phúc (lần lượt là 2004, 2009), Cô nàng xinh đẹp Hàn Quốc (2015, 2019), Gạo nếp gạo tẻ (2013, 2018). Còn có Giấc mơ của mẹ phát ở Hàn Quốc năm 2015, được Việt Nam đưa vào sản xuất năm 2020, nhưng đến năm 2022 mới lên sóng.

(nguồn: tuoitre.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp