Nên và không nên cho bé ăn gì khi ăn dặm |
Giai đoạn bé từ 4 đến 6 tháng tuổi, bé bắt đầu ăn dặm.Tuy nhiên, không phải bố mẹ nào cũng biết cách bổ sung đầy đủ chất và lượng dinh dưỡng cho bé.
Trái bơ: Bơ chín rất mềm và có hương vị nhẹ. Trên hết, bơ chứa nhiều Omega-3, rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Bạn có thể cho trẻ ăn bơ không hoặc xay sinh tố với các loại trái cây khác như chuối, xoài,… Thịt: Đối với các em bé lớn hơn, các thức ăn giàu chất sắt như thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm và cá luôn được ưu tiên hàng đầu. Các gia đình cũng có thể cho trẻ ăn trứng, đậu phụ, và các loại đậu như đậu khác để bổ sung chất sắt cho trẻ. Cá: Tiến sĩ Tanya Altmann khuyên rằng nên cho trẻ ăn cá thường xuyên, chẳng hạn như cá hồi (ít thủy ngân hơn nhiều loại cá khác). Cá có nhiều axit béo omega-3, chứa vitamin D, và là một nguồn protein tự nhiên. Trứng: Trứng là một trong những thực phẩm giàu đạm dễ hấp thu. Ngoài ra trong lòng đỏ trứng còn cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của bé như. Tuy nhiên, bé dưới 1 tuổi, chỉ nên ăn lòng đỏ trứng vì trong lòng trắng trứng chứa nhiều đạm, dễ gây nguy cơ dị ứng đối với bé. Rau: Các loại rau như khoai lang, bí, đậu Hà Lan và cà rốt thường nằm trong danh sách các loại thực phẩm đầu tiên cung cấp cho trẻ sơ sinh. Trong quá trình trẻ tập ăn dặm, việc kết hợp với các loại rau củ sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn vì bổ sung được nhiều loại vitamin cho cơ thể. Trái cây: Ngoài những món ăn dặm hàng ngày như thịt cá, rau củ, mẹ có thể đổi bữa cho bé với trái cây để kích thích vị giác, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Ngoài các loại trái cây quen thuộc như chuối, quả lê và táo, hãy cân nhắc cung cấp các loại trái cây khác như mơ, dưa đỏ, quả việt quất, đào, và thậm chí cả thịt đu đủ dễ nuốt và chứa các enzyme hỗ trợ tiêu hóa. Gạo: Trong nhiều năm, cha mẹ đã dùng gạo làm thực phẩm đầu tiên cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một nghiên cứu được xuất bản bởi JAMA Pediatricscho thấy rằng những trẻ ăn gạo có nồng độ asen trong nước tiểu cao hơn so với những người không ăn các sản phẩm từ gạo. Mật ong: Đối với trẻ dưới 1 tuổi có nguy cơ ngộ độc khi ăn mật ong. Tình trạng này rất hiếm nhưng sẽ trở nên nghiêm trọng khi độc tố nhắm vào hệ thần kinh, dẫn đến yếu cơ, khó thở và tử vong. Nước ép: Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cho rằng không nên trẻ uống nước ép trong năm đầu đời vì nó cung cấp rất ít lợi ích dinh dưỡng (đặc biệt là vì nước trái cây có nhiều đường) và có thể ngăn trẻ nhận dinh dưỡng cần thiết. Khi trẻ khát nước, AAP khuyến cáo nên cho trẻ uống sữa mẹ hoặc sữa bột. Nước: Các Tổ chức Y tế Thế giới giải thích nước có thể không đủ sạch cho hệ thống miễn dịch đang phát triển của bé và có nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, các bác sĩ tại Trung tâm Trẻ em Johns Hopkins nhấn mạnh rằng không bao giờ được cho trẻ sơ sinh từ sáu tháng tuổi trở xuống uống nước vì thận của chúng không đủ trưởng thành để xử lý nó. Kết quả là, cơ thể của chúng sẽ giải phóng natri để bù đắp mà có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não và dẫn đến tính mạng bị đe dọa. Sữa bò: Nhiều bậc cha mẹ coi sữa bò như một sự thay thế sữa mẹ hoặc sữa bột, nhưng theo các bác sĩ nhi khoa, với trẻ dưới 12 tháng tuổi, hàm lượng protein và khoáng chất cao trong sữa bò có thể gây căng thẳng cho thận đang phát triển của trẻ và dẫn đến bệnh tật. Hơn nữa, sữa bò thiếu lượng chất dinh dưỡng, chất sắt và vitamin C cần thiết cho trẻ. CTV Vi Linh/VOV.VN 9/5/2018 Link nguồn: https://vov.vn/suc-khoe/nhi-khoa/nen-va-khong-nen-cho-be-an-gi-khi-an-dam-759874.vov Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|