Nguy hiểm tiềm ẩn từ giá đỗ, cà chua, rau diếp... ít người biết |
Giá đỗ, cà chua, rau diếp... là những loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn hẳn so với các thực phẩm khác. Vì vậy, cần cẩn trọng khi ăn những thực phẩm này để tránh gặp nguy hiểm. Giá đỗ Cách làm giá đỗ truyền thống trải qua nhiều công đoạn, trong đó có giai đoạn ủ chiếm phần lớn thời gian. Với cách làm thủ công này, môi trường ẩm ướt chính là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn sinh sản, đặc biệt là khuẩn E. Coli và salmonella. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo cần phải ngâm và rửa giá thật sạch trước khi chế biến để giảm hoặc loại bỏ vi khuẩn. Với người khỏe mạnh, lượng nhỏ vi khuẩn có thể không ảnh hưởng nhiều nhưng với trẻ em, người già trên 65 tuổi và phụ nữ mang thai, vốn là những người có hệ miễn dịch kém thì không nên ăn giá đỗ. Cà chua Nhiều nghiên cứu cho thấy, cà chua dễ dàng nhiễm vi khuẩn salmonella trong quá trình trồng, chăm sóc phát triển. Nguyên nhân vì vỏ cà chua rất mỏng, dễ bị vi trùng xâm nhập. Đặc biệt cà chua còn dễ bị dập, nát và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập qua các vết dập, nát này. Vì vậy, khi chế biến, bạn cần ngâm rửa sạch cà chua với nước, sau đó dùng khăn sạch lau lại. Nếu có thể, bạn nên lau vỏ cà chua bằng thuốc tím để diệt virus. Với những quả bị trầy xước, thối một góc, cần vứt bỏ, tuyệt đối không ăn. Rau diếp Đặc điểm của rau diếp là có phần mặt lá sần sùi hơn bề mặt rau xà lách bình thường vốn mượt mà. Vì vậy, loại rau này dễ lưu giữ lại vi khuẩn trong quá trình chăm bón, tưới tắm. Bất kể người trồng dùng phân hữu cơ hay hóa học, thuốc trừ sâu hay không thì việc không rửa sạch rau diếp đúng cách sẽ khiến bạn rước bệnh về nhà. Một số loại rau tiềm ẩn nguy cơ gây hại khác: Ngải cứu Ngải cứu được xem là loại rau có tác dụng tuần hoàn máu, giảm đau cơ, đau đầu, nhuận tràng, lợi tiểu… nhưng khi dùng nhiều có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Khi dùng nhiều ngải cứu, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức dẫn tới tình trạng chân tay run rẩy. Ngoài ra, sự ảnh hưởng tới thần kinh nhiều như vậy sẽ dẫn đến các bệnh hay quên, ảo giác, viêm thần kinh, tổn thương não và thậm chí là tê liệt. Theo bác sĩ Đông y, những người bị bệnh về gan, rối loạn đường ruột cấp tính, sỏi thận, xơ vữa động mạch vành, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn ngải cứu. Rau răm Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại. Dù không không độc, nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục. Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt. Những người đang có thai, máu nóng, đang kỳ kinh nguyệt không nên ăn rau răm. Rau má Dù có nhiều công dụng để chữa bệnh nhưng rau má nếu dùng nhiều sẽ có nhiều tai họa. Người bình thường có thể dùng 1 cốc nước rau má/ngày (khoảng dưới 40 gr rau), nhưng cũng không nên uống quá 1 tháng. Rau má tính hàn nên dễ gây đầy bụng, tiêu chảy (nhất là với người thân nhiệt thấp, hay lạnh bụng. Do đó có thể ăn nên thêm vài lát gừng cho ấm bụng. Rau má có thể làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc uống rượu. Ăn nhiều rau má sẽ khiến làm tăng cholesterol, tiểu đường, nhức đầu, mất ý thức thoáng qua, giảm khả năng mang thai, gây sảy thai… Rau má làm giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol. Theo ttvn.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|