top-banner-miss-charm-2023

Quảng cáo Thứ sáu, 13/10/2017, 14:10 GMT+7
Thức khuya sẽ gây béo phì, mất trí nhớ

Những người thức khuya, thường sử dụng thiết bị công nghệ sẽ tiêu thụ nhiều hơn thực phẩm chất béo cao, có thể là nguyên nhân chính gây béo phì, tiểu đường.

Phát biểu mới đây trên Báo The Guardian (Anh), giáo sư Michael Rosbash (Đại học Brandeis ở Waltham, Massachussetts - Mỹ) đã cảnh báo tình trạng mất ngủ mãn tính trong xã hội hiện đại. Vị giáo sư này là 1 trong 3 người được vinh danh ở giải Nobel Y học 2017.

thuc-khuya-be-phi-wshowbiz

Mỗi người đều được điều khiển bởi mạng lưới các đồng hồ sinh học

Là chuyên gia về giấc ngủ, ông khẳng định cơ thể bạn đang được điều khiển bởi một mạng lưới nhiều chiếc đồng hồ sinh học bé nhỏ. Đảo lộn cuộc sống, ví dụ ngủ ngày nhiều nhưng thức về đêm, bạn có thể làm hỏng đồng hồ và tự làm tăng nguy cơ nhiều căn bệnh thời đại như: béo phì, tiểu đường, bệnh tim, chứng mất trí nhớ, một số loại ung thư...

Đồng quan điểm, giáo sư Clifford Saper, nhà thần kinh học tại Trường Y Harvard, đã phát triển một số nghiên cứu. Thí nghiệm trên động vật của giáo sư Saper đã chứng minh rằng các con vật được đặt trong một vòng lặp sáng – tối chỉ 20 giờ (thay vì 24 giờ như chu trình tự nhiên), chúng ăn nhiều hơn hẳn và gây rối loạn dung nạp glucose, điều có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

Thức khuya gây béo phì, mất trí nhớ - 2

Tương tự với con người, thức khuya, dõi mắt theo ánh sáng xanh mức độ cao từ màn hình các thiết bị công nghệ và từ đó tiêu thụ nhiều hơn thực phẩm chất béo cao, có thể là nguyên nhân chính gây ra béo phì và tiểu đường.

Người bị cao huyết áp sẽ gặp mối nguy cực lớn nếu dành buổi sáng lười biếng trên giường. Theo đồng hồ sinh học, từ 6-12 giờ, nguy cơ đột quỵ tăng lên đến 49% so với các thời điểm khác trong ngày, ngay cả khi bạn đang nằm "ngủ nướng" trên giường. Sẽ an toàn hơn nhiều nếu bạn dậy sớm trước khung giờ nguy hiểm và uống ngay thuốc hạ huyết áp khi vừa ra khỏi giường.

Tương tự với người bị cholesteron cao, có lẽ bạn đang bỏ qua giờ làm việc thuận lợi của gan (ban đêm, khoảng từ 23 giờ). Gan chỉ làm việc tốt nhất khi bạn đang ngủ. Nếu phải dùng thuốc hạ cholesterol, hãy uống trước khi ngủ để chúng phát huy tác dụng cao nhất.

Trong các nghiên cứu khác, Giáo sư Russell Foster, Chủ tịch Khoa Thần kinh học, Đại học Oxford, cũng chỉ ra rằng dược tính của thuốc men sẽ thay đổi tùy theo giờ bạn uống chúng, với mức tăng/giảm có thể từ 20%-80% nếu bạn uống chúng sai giờ được bác sĩ ghi trong toa.

Tác giả đoạt giải Nobel - Michael Rosbash khuyến cáo rằng để điều chỉnh giấc ngủ, bạn hãy cố dùng các phương pháp tự nhiên để "sửa đồng hồ" dần dần, đừng lệ thuộc thuốc ngủ. "Tôi đọc một quyển sách hay và không uống rượu quá muộn vào buổi tối " – vị giáo sư 73 tuổi chia sẻ cách chống mất ngủ.

Theo khampha.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp