top-banner-miss-charm-2023

Thị trường Thứ năm, 30/05/2024, 08:21 GMT+7
Có nên đưa hết kinh nghiệm vào CV xin việc?

Kinh nghiệm là một trong những đề mục không thể thiếu khi viết CV xin việc bởi nó là phần nội dung có thể giúp gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Do vậy, không ít ứng viên đã dốc sức trong quá trình điền thông tin về kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý về giá trị thông tin được thêm trong CV và cân nhắc xem có cần thiết đưa hết vào hay không. 

Bài viết bên dưới của CareerLink sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi “Có nên viết hết kinh nghiệm khi tạo CV online?”, hãy cùng tham khảo nhé. 

co-nen-dua-het-kinh-nghiem-vao-cv-xin-viec-wshowbiz3

Có nên đưa hết kinh nghiệm vào CV xin việc? 

Câu trả lời là không nên. Kinh nghiệm làm việc lâu năm hoặc trải qua nhiều vị trí công tác đều là nền tảng thuận lợi, tạo bước đệm cho sự phát triển sau này. Chưa kể đến việc người có nhiều kinh nghiệm chắc chắn nghiệp vụ và các kỹ năng liên quan cũng sẽ ở mức tương đối cao. Các công ty hẳn đều mong muốn chiêu mộ những ứng viên chất lượng như thế để đóng góp và cùng họ xây dựng tương lai. Tuy nhiên, bạn nên biết cách đưa kinh nghiệm của mình vào CV một cách hợp lý, không nhất thiết đưa hết thông tin và kể từ A-Z những điều bạn đã làm vì gây lan man, khó hiểu. Hãy biết cách lọc lại những giá trị cốt lõi và cân nhắc những kinh nghiệm thực sự có lợi ích cho bạn và cả công ty nơi bạn muốn đầu quân.

co-nen-dua-het-kinh-nghiem-vao-cv-xin-viec-wshowbiz

Lưu ý về viết kinh nghiệm trong CV xin việc 

Bạn không cần viết tất tần tật kinh nghiệm trong bao nhiêu năm đi làm vào CV xin việc, bởi đôi lúc thông tin sẽ bị lặp lại, chồng chéo lên nhau, hoặc cũng có thể không còn thực tế. Dưới đây là một số gợi ý cho phần kinh nghiệm làm việc, bạn sẽ tự xem xét nên và không nên đưa những thông tin gì.

co-nen-dua-het-kinh-nghiem-vao-cv-xin-viec-wshowbiz2

Đề cập đến kinh nghiệm dựa theo mô tả công việc 

Đây được coi là bí quyết hàng đầu khi bạn muốn viết phần kinh nghiệm bởi nó sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá năng lực của nhà tuyển dụng về bạn. Dù bạn đã từng làm việc ở nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng khi muốn ứng tuyển vào một công việc cụ thể nào đó thì chỉ nên viết về các kinh nghiệm liên quan đến nó.

Chẳng hạn như bạn đã có kinh nghiệm làm trong ngành kế toán, quản lý vận đơn hay xuất nhập khẩu nhưng nếu bạn đang ứng tuyển cho công ty Logistics thì chỉ nên viết những thông tin về những gì bạn có khả năng trong mảng xuất nhập khẩu. Điều này chứng minh bạn hiểu những gì nhà tuyển dụng mong muốn đồng thời cho thấy bạn chỉ muốn tập trung vào vị trí này để phát huy năng lực. 

Cân nhắc đưa các kinh nghiệm làm việc có sức ảnh hưởng, mang đến thành tích tốt

Nếu có quá nhiều kinh nghiệm mà bạn chưa biết nên viết như thế nào thì hãy cân nhắc những trải nghiệm trong đó bạn đã đạt được những thành tích nhất định. Ví dụ, nếu bạn đã có có thời gian làm việc telesales, bán hàng ở các đại lý, chăm sóc khách hàng... nhưng bạn thành công nhất là nhờ vào kinh nghiệm tiếp cận khách hàng và chốt sale trực tiếp thì hãy viết về nó nhiều hơn trong CV. Thậm chí bạn cũng có thể đưa thêm những con số dẫn chứng để tăng tính thuyết phục.

Chú ý vào các trải nghiệm ở những vị trí đã gắn bó lâu dài

Một cách để làm nổi bật phần kinh nghiệm trong CV là chọn những công việc đã gắn bó lâu hơn vì trải nghiệm của bạn ở đó chắc chắn sẽ nhiều và có giá trị hơn. Ví dụ, bạn có kinh nghiệm làm việc ở vị trí Nhân viên tư vấn tài chính trong 1 năm, Phó phòng kinh doanh trong 3 năm và 5 năm trong vai trò Trưởng phòng kinh doanh thì có thể viết nhiều hơn về kinh nghiệm khi bạn làm Trưởng phòng kinh doanh. Điều này không chỉ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn sâu sắc hơn về tư duy hay cách làm việc của bạn mà nó còn giúp bạn giải phóng bớt những thông tin lặp đi lặp lại không cần thiết, từ đó tiết chế việc viết lan man trong mục kinh nghiệm làm việc.

Tóm tắt các kinh nghiệm làm việc có liên quan vào cùng một mục

Đây cũng là một cách hay giúp bạn thể hiện óc quan sát tinh tế. Thêm vào đó, cách thức này sẽ tối ưu được những thông tin bạn muốn đưa vào, vẫn đầy đủ khúc chiết nhưng không quá dài dòng, cũng không lược bỏ quá nhiều kinh nghiệm làm việc quý báu mà bạn đã dày công tích lũy. 

Song, bạn phải đảm bảo khi “gộp” các kinh nghiệm ở các công việc lại với nhau thì chúng phải có sự liên quan, ít nhất là về chuyên môn hoặc trong cùng một dự án/doanh nghiệp. Lấy ví dụ, bạn có kinh nghiệm về mảng quay dựng và hậu kỳ ở một công ty chuyên về kỹ thuật sân khấu, sản xuất chương trình, bạn có thể viết “Nhân viên quay dựng + hậu kỳ _ Công ty truyền thông A”. Điều này có nghĩa là bản chất của hai công việc kể trên đều có liên quan, thậm chí còn cùng một công ty cho nên bạn hoàn toàn có thể gộp chung. 

Tóm lại, bạn không nên đưa hết kinh nghiệm vào CV xin việc, nhất là khi bạn có quá nhiều kinh nghiệm ở các mảng không liên quan đến vị trí ứng tuyển. Hãy cân nhắc tìm hiểu và lựa chọn những kinh nghiệm hợp lý dựa trên 4 bí quyết trên, điều này sẽ giúp CV của bạn được đánh giá cao hơn!

Pha Lê

*Theo Ấn phẩm Lăng kính Nguời nổi tiếng

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp