top-banner-miss-charm-2023

Quảng cáo Thứ hai, 21/04/2014, 09:52 GMT+7
Mù mắt do tiêm thuốc làm căng da mặt

Tạp chí Nhãn khoa Hội Y học Mỹ mới công bố 3 trường hợp mù hoặc mất thị lực gần hoàn toàn ở bệnh nhân được tiêm chất làm đầy (filler) để căng da mặt.

Cả ba đều bị tắc động mạch võng mạc trung tâm ngay sau khi tiêm một mũi thuốc. Mũi tiêm được thực hiện ở vùng trán, không phải vị trí được phép dùng thuốc làm đầy, tuy nhiên vùng này vẫn thường được dùng một cách không chính thức. 

Ảnh: MH

Bác sĩ M. Carle ở California (Mỹ) và các đồng nghiệp đã mô tả 3 trường hợp tai biến xảy ra liên tiếp trong vòng một năm gần đây.

Trường hợp thứ nhất, nam thanh niên khỏe mạnh gần 40 tuổi bị mất thị lực ngay sau ngày tiêm chất làm đầy axit hyaluronic. Chụp động mạch cản quang phát hiện tắc tuần hoàn võng mạc ở mắt trái. Sau một năm, thị trường (khoảng không gian mà mắt bao quát được khi nhìn cố định vào một điểm) ở mắt trái vẫn không hồi phục.

Trường hợp thứ hai, một phụ nữ khỏe mạnh ngoài 60 tuổi bị mất thị lực trầm trọng cùng ngày được tiêm một mũi mỡ tự thân vào vùng trên của trán. Chụp động mạch cản quang phát hiện bất thường ở màng mạch và các tiểu động mạch.

Trường hợp thứ ba, một phụ nữ khỏe mạnh khoảng 45 tuổi cũng bị sự cố vào ngày tiêm collagen bò và polymethylmethylacrylate microspheres vào nếp nhăn trán. Sau thủ thuật, bệnh nhân không thể nhìn bằng mắt phải. 

Chụp cản quang động mạch phát hiện các nốt lốm đốm ở một số tĩnh mạch gần của mắt phải. Hai ngày sau bà vẫn chỉ có phản ứng tối thiểu với ánh sáng, mặc dù đã được điều trị tích cực ngay sau khi tiêm.

Theo bác sĩ Carle, đã có những báo cáo về biến chứng mắt do tiêm ở những khu vực khác, nhưng đây là báo cáo đầu tiên về biến chứng do tiêm ở vùng trán. 

Tùy theo nhà sản xuất, thuốc làm đầy được chỉ định cho vùng môi và nếp gấp mũi môi, thế nhưng chúng vẫn thường được dùng ở những vùng khác.

Hiện tượng hiếm gặp

Bác sĩ Carle nhận định: “Đây là hiện tượng vô cùng hiếm gặp. Nguy cơ là rất thấp nhưng không phải bằng không. Một số vùng trên khuôn mặt được sử dụng nhiều trong thẩm mỹ lại rất giàu mạch máu. 

Toàn bộ vùng quanh mắt được cho là có thể gây ra biến chứng này”. Theo bác sĩ Carle, cơ chế của hiện tượng này là dòng chảy ngược. 

Khi thực hiện mũi tiêm với áp lực cao, chất được tiêm đi vào mạch cảnh ngoài với lực đủ mạnh để chảy ngược vào mạch cảnh trong và tới mắt.

Các nhà nghiên cứu chỉ rõ: “Tất cả chất được tiêm với áp lực cao vào vùng mắt -mặt, kể cả vùng trán, đều có thể dẫn tới tắc động mạch trung tâm, động mạch võng mạc, hay tuần hoàn thể mi sau. 

Cả 3 bệnh nhân của chúng tôi đều có hình ảnh X-quang bất thường ở màng mạch và động mạch võng mạc. Tắc động mạch mắt là tác dụng phụ hiếm gặp của phương pháp điều trị này, nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu tiêm vào vùng có nhiều cầu nối mạch máu (nhất là vùng quanh hốc mắt)”.

Các tác giả khuyến cáo khi thảo luận với bệnh nhân về thủ thuật tiêm thuốc làm đầy, bác sĩ cần bổ sung mù hay giảm thị lực đáng kể vào danh sách biến chứng có thể xảy ra.

Bác sĩ Robert Murphy, Chủ tịch Hội bác sĩ Phẫu thuật thẩm mỹ Mỹ, nhận xét: “Mọi người có xu hướng coi việc tiêm thuốc là chuyện nhỏ, ai cũng làm được. Cần hiểu rằng đó là thủ thuật, mà mỗi thủ thuật đều đi kèm nguy cơ. 

Để giảm thiểu nguy cơ, hãy cố gắng thực hiện thủ thuật tại những cơ sở phù hợp. Biến chứng có thể là 1 trên 100 triệu, nhưng nếu bạn là con số 1 này, biến chứng sẽ là 100%”.

Số liệu của Hội Phẫu thuật Tạo hình Mỹ cho thấy hơn 2,32 triệu mũi tiêm thuốc làm đầy mô mềm đã được thực hiện trong năm 2013, cao hơn so với con số 1,9 triệu của năm 2013 và 683.000 của năm 2000.

Theo Vnexpress


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp