top-banner-miss-charm-2023

Quảng cáo Thứ năm, 21/05/2015, 10:02 GMT+7
Dấu hiệu giúp nhận biết bệnh gout sớm

Ngay khi bệnh gút ở giai đoạn đầu đã có những dấu hiệu cảnh báo mà nếu bạn chịu khó lắng nghe cơ thể mình là có thể nhận ra.

Gút (gout) là loại bệnh khớp xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin của tế bào. Cũng có thể hiểu căn bệnh này xuất phát từ sự rối loạn chuyển hóa đạm do sự tăng cao quá mức của acid uric trong máu và các mô trong cơ thể.

Khi bệnh gút xảy ra, các tinh thể urat lắm đọng vào các màng hoạt dịch của khớp gây nên viêm khớp với những dấu hiệu rất đặc trưng. Nếu phát hiện ra bệnh và có những biện pháp y tế sớm, cơ hội chữa khỏi bệnh là rất lớn.

dau-hieu-nhan-biet-gut

1. Dấu hiệu sớm nhất và đặc trưng của bệnh gút:

Khi một người bị bệnh gút, dấu hiệu đầu tiên và đặc trưng nhất báo hiệu bệnh là những cơn đau viêm khớp cấp tính. Những cơn đau này xuất hiện đột ngột, và thường xảy ra vào ban đêm.

Vị trí của các cơn đau thường diễn ra đặc biệt hay gặp là ngón chân cái. Tuy nhiên, ở một số người, cơn đau này có thể bắt đầu từ các khớp ở chi dưới gối, cổ chân...

Đặc điểm của những cơn đau đặc trưng của bệnh gút là cảm giác đau ghê gớm, bỏng rát, làm người bệnh mất ngủ. Da trên vùng khớp hay cạnh khớp sưng nề, có màu đỏ hồng. Kèm theo đó có thể xảy ra sốt nhẹ 38 - 38,5 độ, rét run, cảm giác mệt mỏi.

Các đợt viêm khớp này có thể tự khỏi sau 1 - 2 tuần và có thể xuất hiện nhiều lần. Tuy nhiên, ngay khi thấy có những cơn đau báo hiệu bệnh gút như trên, bạn cần được điều trị y tế ngay để tránh bệnh chuyển sang giai đoạn gút mạn tính.

2. Những người có nguy cơ mắc bệnh gút:

- Người uống nhiều bia rượu: Uống nhiều bia rượu làm sản sinh acid lactic. Những acid này sẽ tránh chấp sự đào thải với acid uric, làm cho lượng acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát hết ra ngoài.

Sự tồn đọng này lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng acid uric trong máu tăng cao, dẫn đến bệnh gút.

- Người ăn nhiều thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao: Thực phẩm có chứa hàm lượng purin cao như hải sản, cá cơm, cá mòi, thịt ngỗng, nội tạng động vật ... cũng có thể làm tăng acid uric dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút.

- Người thừa cân, béo phì: Người thừa cân béo phì cũng có hàm lượng acid uric trong máu rất cao nên là đối tượng dễ bị gút. Việc giảm cân, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp.

Ngoài ra,bạn cũng cần loại trừ những nguyên nhân rất nhỏ nhưng cũng rất quan trọng gây ra bệnh gút như uống ít nước khiến cơ thể không hòa tan và đào thải được acid uric.

Các hoạt động gây ra sốc đột ngột cho cơ thể (ví dụ tắm ước lạnh khi cơ thể đang nóng) cũng có thể là tác nhân để muối urat chuyển hóa thành acid uric.

Theo ttvn.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp