Làm sao để không ăn nhầm cá ‘ngậm’ hóa chất |
Việc phát hiện cá chết hàng loạt ở vùng ven biển miền Trung cộng với các trường hợp bị ngộ độc khi ăn hải sản trong thời gian gần đây, khiến chị em nội trợ không khỏi lo lắng khi chọn mua những con cá cho bữa cơm gia đình. Gần đây, trong bối cảnh hàng ngàn con cá đã bị chết tại khu vực biển miền Trung, khiến không ít bà nội trợ cảm thấy hoang mang khi chọn mua cá trong bữa ăn gia đình. Cá là món ăn chủ đạo và không thể thiếu trong mâm cơm gia đình Việt, bởi vậy việc ngưng sử dụng cá không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên, để lựa chọn những con cá tươi ngon, không ngậm hóa là điều bà nội trợ nào cũng cần phải tinh mắt và tinh tế trong khâu mua cá. Cá ngậm hóa chất Mang cá là phần quan trọng nhất khi nói về chất độc có trong cá. Mang có nhiễm độc không sáng trơn, hơi thô và có màu hồng thâm đậm hơn bình thường. Với những con cá bị nhiễm độc nặng, thân hình chúng không còn được nguyên vẹn mà có hình dạng đầu to, đuôi nhỏ, lưng cong gù và thậm chí có u. Nhiều con còn có hiện tượng da vàng, đuôi xanh. Mắt những con cá bị nhiễm độc thường bị đục, mất vẻ tinh anh trong suốt như thường, thậm chí có còn còn lồi cả mắt ra ngoài. Những con cá bị nhiễm độc sẽ có mùi hôi bất thường như mùi tỏi, mùi dầu hôi... Với những con cá bị ngậm hóa chất cụ thể như u rê, hàn the... thường có tính đàn hồi rất kém, thịt mềm nhũn và ấn bị lõm, mô thịt nhão. Ảnh minh họa/catuoi.com Chọn cá tươi Kiểm tra thịt cá Đối với những con cá tươi, thịt của chúng thường rất chắc, còn những con cá ươn thịt của chuyển sang trạng thái nhão. Kiểm tra mang Chúng ta có thể dùng ngón tay để kiểm tra độ tươi và ươn của cá bằng cách mở mang cá để kiểm tra. Nếu mang có màu đỏ tươi chứng tỏ cá còn tươi, ngược lại mang có màu đen hay trắng bệch nghĩa là cá đã chết, bị ươn quá lâu. Để ý kỹ hơn chúng ta sẽ thấy mang những con cá ươn đã có mùi hôi thối và mang cách xa nắp mang. Ngược lại với những con cá tươi sẽ không có mùi lạ và mang sẽ dán chặt vào bộ phận nắp mang. Ảnh minh họa/Vnexpress Kiểm tra thân cá Đối với những con cá còn tươi, khi để chúng lên bàn tay sẽ không bị thỏng hay èo uột. Còn đối với những con cá kém tươi hơn, khi để trên lòng bàn tay, chúng thường oằn xuống dưới. Đặc biệt với những con cá ươn, chúng còn có mùi thối, có dấu hiệu lên men cà tơ thể oằn xuống đồng thời có nước nhớt rỉ ra. Quan sát cá Cách dễ dàng nhất để quan sát cá tươi là cá còn bơi lội trong chậu để bán. Còn khi mua phải những con cá đã bị chết, bạn phải chú ý đến độ nhớt của chúng. Với những con cá mới chết còn tươi, khi thả chúng xuống nước chúng sẽ chìm, còn với những con cá lổi trên mặt nước tức là chúng đã chết ươn từ lâu. Vảy cá Với những con cá ươn, phần vảy của chúng có phần bong, phần dính va loang lổ trên da, bên ngoài da nhìn nhợt nhạt. Ngược lại với những con cá tươi, phần vảy còn nguyên và dính chặt vào thân cá, không bị rời ra. Mắt cá Cá ươn mắt lõm vào trong (Ảnh: cachnauan.edu.vn) Mắt cá ươn thường có biểu hiện lõm vào trong và có màu trắng bệch. Còn với những con cá tươi, mắt chúng có màu tươi trong suốt. Hậu môn Ở cá còn tươi, phần hậu môn màu trắng nhạt, thụt sâu vào phía trong. Còn cá ươn có hậu môn đỏ tía hoặc màu hồng nhạt, bị trương ra ngoài. Quan sát phần bụng ở cá tươi có bụng lép, còn cá ươn có bụng trương phình ra. Ngoài cách phân biệt cá tươi, cá “ngậm” hóa chất thì bạn cũng nên để ý thông tin về nhiễm độc nước biển, ô nhiễm môi trường vùng biển. Bởi vì những loại cá được nuôi ở những vùng nước ô nhiễm dễ nhiễm thủy ngân gây ngộ độc khi sử dụng. Hạn chế ăn các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao trong thời gian này như cá kiếm, cá kình, cá thu… đặc biệt là phụ nữ mang thai vì có thể gây ra những dị tật cho thai nhi. Theo depplus.vn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|