top-banner-miss-charm-2023

Quảng cáo Thứ năm, 20/03/2014, 10:10 GMT+7
Ăn để ngừa dị ứng

Có nhiều nguyên nhân gây ra dị ứng nhưng nều biết cách sử dụng thực phẩm và ăn uống đúng cách sẽ có thể phòng ngừa hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe để chống lại chống dị ứng.

Mùa xuân là dịp trăm hoa đua nở, phấn hoa lan tràn trong không khí, cũng là mùa vạn vật sinh sôi nên con người dễ bị hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt; đồng thời dễ mắc các bệnh dị ứng như nổi mề đay, mụn ngoài da, viêm mũi dị ứng…

Những người ở trong nhà cũng có nhiều nguy cơ nhiễm các chất gây dị ứng bởi lông thú nuôi (chó, mèo, thỏ...), nấm mốc, bụi bặm, các chất thải của gián, mối, côn trùng...

Ở nơi làm việc, cơ thể phải tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi phấn viết bảng, bụi than, khói động cơ, khói thuốc lá, hơi xăng dầu, hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu... Mọi người còn có thể bị dị ứng do thực phẩm bởi tác dụng của các protein lạ như tá dược trong đồ ăn nhanh, đồ hộp... Đối với những bệnh nhân đang phải dùng thuốc chữa bệnh có thể bị dị ứng bởi chính các thuốc hay tá dược trong thuốc.

Để phòng ngừa, cần phải tăng nguồn protein như trứng, tôm, các loại cá, thịt bò…; các vitamin và khoáng chất từ rau quả; vận động ngoài trời hợp lý… Ngoài ra, những thực phẩm dưới đây cũng có tác dụng phòng ngừa hiệu quả, giúp bảo vệ sức khỏe để chống lại chứng dị ứng.

Nấm kim châm: Thường xuyên ăn nấm kim châm sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nhất là loại bỏ chất độc và chất thải, các ion kim loại nặng. Mặt khác, các nhà nghiên cứu của Singapore cho rằng nấm kim châm có chứa một loại protein có thể ức chế bệnh hen suyễn, viêm mũi, eczema và các bệnh dị ứng.

Ăn để ngừa dị ứng - 1

Nấm kim châm có chứa một loại protein có thể ức chế bệnh hen suyễn, viêm mũi, eczema và các bệnh dị ứng (Ảnh: Internet)

Mật ong: Uống một thìa mật ong mỗi ngày có thể ngăn các bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, hen suyễn, ngứa, ho và các triệu chứng khô mắt. Theo nghiên cứu, mật ong thường được sử dụng trong điều trị lâm sàng đối với bệnh hen phế quản và các bệnh dị ứng khác. Mật ong còn chứa các hạt phấn có thể ngăn các triệu chứng bị dị ứng với phấn hoa.

alt

Mật ong có tác dụng trong chữa bệnh hen phế quản và các bệnh dị ứng khác

Táo tàu: Các nhà nghiên cứu Nhật Bản phát hiện trong táo tàu (cả đỏ và đen) có chứa một lượng lớn các chất chống dị ứng có thể ngăn chặn sự xuất hiện của phản ứng dị ứng. Do đó, khi gặp các triệu chứng dị ứng có thể dùng 10 quả táo tàu đỏ, ngâm vào ít nước đun sôi, uống 3 lần/ngày. Hay dùng 10 quả táo đỏ + 100 g đại mạch, thêm nước, đun sôi 10-15 phút. Uống 2-3 lần/ngày.

Cà rốt: Gần đây, các chuyên gia Nhật Bản phát hiện bêta-carotene có trong cà rốt rất hiệu quả trong việc ngăn chặn dị ứng phấn hoa, viêm da dị ứng và các phản ứng dị ứng khác.

Vitamin C: Thường xuyên bổ sung vitamin C từ trái cây và rau quả, chẳng hạn như ớt xanh, ổi, đu đủ… để vừa tăng cường hệ thống miễn dịch vừa giảm các triệu chứng nổi mề đay, nổi mụn…

alt

Trái cây giàu vitamin C như đu đủ tăng cường hệ thống miễn dịch vừa giảm các triệu chứng nổi mề đay, nổi mụn

Ngoài ra, thường xuyên bổ sung omega-3 bằng cách ăn nhiều cá thu, cá hồi, cá mòi, dầu cá hay sữa chua cũng là phương pháp hiệu quả chống các bệnh dị ứng vào mùa xuân.

alt

Cá rất tốt cho sức khỏe và ngừa dị ứng hiệu quả vào mùa xuân

Theo Người lao động

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp