top-banner-miss-charm-2023

Quảng cáo Thứ hai, 01/02/2021, 11:58 GMT+7
Lý do thoa son dưỡng liên tục mà môi vẫn khô

Thoa son dưỡng môi quá nhiều có thể làm môi mất cơ chế tự tạo ẩm, khiến môi trở nên khô hơn.

Môi khô hơn

Son dưỡng hoạt động như một lớp màng khóa ẩm cho môi, từ đó hạn chế tình trạng thoát hơi ẩm khi gặp thời tiết khô lạnh. Bên trong một thỏi son dưỡng thường gồm 2 thành phần cơ bản: exfoliants (chất tẩy da chết) và emolients (các chất làm mềm môi trên bề mặt). Chúng trải dài từ mineral oil (dầu khoáng), salicylic acid cho tới camphor (long não), phenol, menthol (tinh dầu bạc hà),... Dù petrolatum, mineral oil, vaseline đều là những cái tên quen thuộc trong làng mỹ phẩm, được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ chứng nhận là không gây hại cho sức khỏe, điều đó không có nghĩa rằng chúng thực sự có tác dụng tích cực với đôi môi của bạn. Đặc biệt với những ai bị khô môi trầm trọng, các chất trên ít khả năng giải quyết triệt để tình hình, thậm chí còn gây khô nẻ nếu dùng quá nhiều lần trong ngày.

Theo chuyên gia Diane Madfes, Học viện da liễu Mỹ, một số chất tạo mùi trong son dưỡng có thể là thủ phạm làm môi bạn khô hơn. Chẳng hạn như hương liệu từ quế dễ khiến môi đau rát tương tự như khi bạn bị nứt môi mà ăn phải đồ cay mặn.

moi-kho-1

Lạm dụng son dưỡng có thể khiến môi thêm khô nẻ.

Khiến môi mất cơ chế tự phục hồi độ ẩm

Đứng từ góc độ nghiên cứu, Tiến sĩ Joshua Zeichner – chuyên gia da liễu tại New York cho rằng: "Đôi môi của chúng ta có khả năng tự phục hồi và duy trì độ ẩm", và việc dùng son dưỡng với thành phần không hợp lý ở liều lượng cao thực tế sẽ lợi bất cập hại. Cũng theo Tiến sĩ Zeichner, các chất này với nhiều người cũng như con dao hai lưỡi: ban đầu giúp môi mềm, nhưng lâu dài dễ gây kích ứng và nứt nẻ thêm.

Lạm dụng son dưỡng khiến môi mất đi khả năng tự bảo vệ và bạn buộc phải phụ thuộc vào sản phẩm này. Bất cứ khi nào không thoa son trên môi, miệng lại trở nên khô ráp, bong da. Chắc hẳn tình trạng trên chẳng còn xa lạ gì với các nàng nữa!

Kích ứng vùng da quanh môi

Theo các chuyên gia da liễu, bạn không nên thoa son dưỡng môi quá 3 lần mỗi ngày. Những thời điểm nên sử dụng son dưỡng môi là sau khi thức dậy, sau khi ăn/uống và trước khi đi ngủ. Lạm dụng son dưỡng môi sẽ khiến vùng da xung quanh môi bị kích ứng, mẩn đỏ, môi sưng tấy và dễ nứt nẻ, chảy máu.

'Ngiện' cảm giác thoa son dưỡng

Khi môi quá khô, bạn sẽ có xu hướng thoa son dưỡng liên tục và dần "nghiện" cơ chế làm dịu khi sử dụng son dưỡng. Đây là thói quen không tốt, cần thay đổi ngay.

Để bảo vệ môi, bạn có thể tự làm son dưỡng từ các nguyên liệu lành tính, vừa an toàn, vừa tiết kiệm.

moi-kho-2

Công thức son dưỡng môi từ các nguyên liệu tự nhiên an toàn và tiết kiệm.

Nguyên liệu:

- 1 thìa bơ hạt mỡ

- 1,5 thìa dầu dừa

- 1 thìa mật ong

- 1 thìa sáp ong

- 1 thìa lanolin

- 5 giọt tinh dầu lavender hoặc loại khác tuỳ sở thích.

Trộn dầu dừa, sáp ong và lanolin trong một chiếc bát, đun cách thuỷ cho đến khi hỗn hợp tan hết thì bỏ ra khỏi bếp. Thêm bơ hạt mỡ và mật ong, khuấy đều cho hỗn hợp tan ra. Thêm tinh dầu lavender và tiếp tục khuấy đều cho đến khi nguội. Đổ hỗn hợp ra một chiếc hũ sạch hoặc đổ vào vỏ thỏi son dưỡng đã hết, chờ khô lại thì sử dụng.

Theo Vienne - ngoisao.net - 01/02/2021

Link nguồn: https://ngoisao.net/ly-do-thoa-son-duong-lien-tuc-ma-moi-van-kho-4229586.html


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

kndn

bhql2024

moc-beauty

hoa-moc-thien

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp