top-banner-miss-charm-2023

Quảng cáo Thứ sáu, 21/02/2014, 14:29 GMT+7
Trị đau chân khi mang giày cao gót

Mang giày cao gót quá lâu, liên tục, sẽ khiến chân bạn bị đau, khó chịu, thậm chí là phồng rộp, sưng tấy. Và dưới đây là biện pháp chữa trị hiệu quả.

Giày cao gót - biểu tượng của vẻ nữ tính lúc này trở thành tội đồ. Trường hợp nhẹ thì gót chân, khớp ngón cái và ngón giữa đau ê ẩm; trường hợp nặng thì khớp cổ chân, khớp ngón cái sưng đỏ tấy, phồng to và cứng; rất đau đớn khi phải vận động, va mạnh. Ngoài nghỉ ngơi, tập thể dục, co giãn chân, cách tốt nhất là bạn nên lấy một chậu nước ấm pha 1 thìa muối hột (hoặc muối ăn) cùng một ít gừng giã dập bỏ vào chậu. Sau đó, cho nước ấm vào chậu với lượng xâm sấp bàn chân, và ngâm chân khoảng 20 phút.

alt

Mang giày cao gót thường xuyên dễ bị sưng tấy vùng cổ chân, khớp ngón chân cái

Vừa ngâm, bạn vừa xoa bóp nhẹ nhàng vùng khớp bị tổn thương. Do khớp ngón cái bị ép lệch về một phía nên chân sẽ rất đau, bạn cố gắng cử động khớp chân, nắn khớp từ từ thẳng trở lại.

Trong quá trình ngâm, nước sẽ bị nguội, bạn có thể châm thêm nước ấm và tiếp tục ngâm chân đủ 20 phút. Liệu pháp này giúp máu huyết lưu thông trở lại và điều chỉnh khớp ngay ngắn.

Bạn tiếp tục thực hiện liệu trình này đến khi chân hết đau hẳn. Tuy nhiên, cách xoa bóp tăng từ nhẹ sang mạnh hơn. Bạn chụm các đầu ngón chân lại và xoay vòng theo chiều kim đồng hồ và ngược lại. Bạn cũng có thể thực hiện động tác chụm hai chân, ngồi thẳng lưng, hóp bụng, gập từng chân, luân phiên chân trái- phải để duỗi thẳng cơ và khớp.

Sau khi ngâm chân xong, bạn cố gắng hạn chế đi lại và nằm ngửa, kê chân lên gối cao để tránh hiện tượng máu dồn xuống chân gây đau trở lại.

Đặc biệt, bạn nên thay giày cao gót bằng giày búp bê hoặc giày bệt nhằm giúp chân nhanh chóng hồi phục.

Nên kê cao chân hơn so với đầu để tránh máu dồn xuống chân gây đau nhức.

Theo PNO


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

metro-sai-gon

bia-kndn

hoa-moc-thien

moc-beauty

miss-charm

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp