4 lỗi “to đùng” trong CV xin việc của sinh viên mới tốt nghiệp |
Hành trình tìm việc của sinh viên mới ra trường không hề dễ dàng khi sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Nếu bạn may mắn thì vài tháng sẽ tìm được việc, còn có bạn mất cả năm thậm chí phải làm công việc tạm bợ trước khi tìm được vị trí phù hợp. Trên hành trình ấy, CV xin việc chính là tấm vé thông hành đưa các bạn tới cơ hội việc làm. Tuy nhiên, nhiều bạn chưa nhận thức được tầm quan trọng của CV nên thường mắc phải những lỗi lớn. Vậy CV xin việc online của sinh viên tốt nghiệp thường mắc những lỗi “to đùng” nào? Hãy cùng xem bạn có mắc các lỗi này không nhé.
CV xin việc quá dài Thiếu kinh nghiệm và kỹ năng là hai điểm cơ bản khiến sinh viên mới ra trường dễ bị đánh trượt khi so sánh với ứng viên có kinh nghiệm. Nhận thấy điểm yếu này nên tâm lý khi viết CV của sinh viên mới ra trường là viết dài. Viết dài để cố gắng che lấp những thứ họ đang thiếu. Họ giới thiệu bản thân dài dòng đồng thời liệt kê tất cả những việc đã từng trải qua và cho rằng nó là kinh nghiệm. Thậm chí nhiều bạn sai lầm tới mức vì sợ CV ngắn mà “bịa” thêm nội dung vào các phần như kinh nghiệm, kỹ năng... Thực tế, CV không cần dài dòng. Lời khuyên cho bạn là nên viết ngắn gọn và súc tích. Với sinh viên mới ra trường, CV xin việc chỉ cần 1 trang A4 là khá đầy đủ thông tin và nội dung cần thiết. Hơn nữa, một trong nguyên tắc cơ bản của CV là sự chân thành và trung thực. Khi bạn nói dối đồng nghĩa với việc bạn tự “loại” mình ra khỏi cơ hội việc làm mong muốn mà chưa cần tới nhà tuyển dụng.
Dùng một CV cho các vị trí ứng tuyển Rất nhiều sinh viên mới ra trường quan niệm quá trình tìm việc là hành trình “rải” hồ sơ. Họ tạo một CV rồi sau đó, chỉ cần một cú “click” chuột là gửi tới hàng chục công ty tuyển dụng khác nhau. Thậm chí vì gửi quá nhiều email cùng lúc, họ không đọc kỹ yêu cầu tuyển dụng cũng không nhớ đã gửi CV cho những doanh nghiệp nào. Họ chỉ thay đổi tên, vị trí ứng tuyển ở email xin việc còn CV không thay đổi gì. Nếu có thay đổi thì cùng lắm cũng chỉ thay đổi form mẫu. Sai lầm này một phần phản ánh sinh viên mới ra trường thiếu kinh nghiệm. Họ chưa hiểu, mỗi vị trí ứng tuyển có yêu cầu khác nhau, mỗi doanh nghiệp có tiêu chí khác nhau. Mặt khác nó phản ánh sự “cẩu thả”, thiếu trách nhiệm của ứng viên. Tất nhiên sẽ không nhà tuyển dụng nào lựa chọn một người như thế. Để khắc phục lỗi này, bạn có thể dùng các ứng dụng tạo CV online như VietCV.io. Ở đây có bạn chỉ cần chọn mẫu CV ưng ý, thêm vào các thông tin như hướng dẫn là đã có một bản CV chuyên nghiệp và hiện đại. Tiện lợi hơn là có thể lưu CV và chỉnh sửa lại theo yêu cầu của từng công việc mà không sợ mất quá nhiều thời gian. Không biết cách thể hiện bản thân trong CV Vì mới ra trường nên ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng cũng chưa tốt. Lại thêm việc không biết cách thể hiện bản thân nên CV xin việc của họ thường mờ nhạt và thiếu ấn tượng. Ứng viên nào cũng có thuận lợi và khó khăn trước một cơ hội việc làm. Quan trọng là thể hiện sao để nhà tuyển dụng thấy, bạn có tố chất, tiềm năng và phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp cần. Vì thế, hãy cân nhắc lựa chọn các kỹ năng, chuyên môn phù hợp. Thay vì viết “Tôi còn thiếu kinh nghiệm” thì bạn hãy viết “Kỹ năng này của tôi rất thích hợp cho công việc…”. Đồng thời bạn nên tập trung vào lợi thế của ứng viên mới ra trường như sức trẻ, nhiệt huyết, khả năng học hỏi, tiếp thu nhanh... Bạn cũng hãy thể hiện rõ sự đóng góp và lợi ích có thể mang lại cho công ty. Chính sự tự tin, quyết tâm và khéo léo chỉ ra giá trị khác biệt của bản thân sẽ giúp bạn vượt qua ứng viên khác, thậm chí là ứng viên có kinh nghiệm.
Lỗi về ngữ pháp và chính tả Rất nhiều bạn sinh viên sử dụng ngôn ngữ của “Gen Z” mà không phải ngôn ngữ chính thức của tiếng Việt khi viết CV. Chưa kể bạn ngắt câu tùy tiện, đoạn văn dài không rõ nghĩa, dấu chấm phẩy không theo quy định, sử dụng nhiều phông chữ. Thậm chí có những bạn sử dụng thông tin liên hệ không chính xác, địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp… Đây là sai lầm tối kỵ của CV xin việc. Một CV thu hút nhà tuyển dụng phải chỉn chu từ hình thức tới nội dung. Bạn cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần để rà soát những lỗi chính tả. Bạn nên viết những câu ngắn, đoạn văn rõ nghĩa. Bạn cũng nên trình bày mạch lạc bằng những gạch đầu dòng rõ ràng. Địa chỉ liên hệ cần chính xác nơi ở, địa chỉ email cần là tên của bạn. Phông chữ nên dùng là phông chữ dễ đọc, phổ biến như Times New Roman, Arial... Những điều này tuy nhỏ nhưng trong tổng thể CV xin việc lại thể hiện sự nghiêm túc và chuyên nghiệp của ứng viên. Vì thế đừng vì chủ quan và cẩu thả mà đánh mất cơ hội việc làm của bạn. Trương Tú * theo ấn phẩm kết nối doanh nhân Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|