Cách giới thiệu bản thân "chất" nhất cho sinh viên mới ra trường |
Ở phần đầu buổi phỏng vấn, thông thường bạn sẽ nhận được yêu cầu giới thiệu bản thân. Mục đích của nhà tuyển dụng là muốn tạo cơ hội để bạn tự nói về mình, qua đó giúp họ biết thêm thông tin cần thiết cũng như về tính cách và kỹ năng giao tiếp của bạn. Là một sinh viên mới ra trường, bạn có cách nào để tạo được ấn tượng tốt nhất trong phần này? Tìm hiểu kỹ về công ty và công việc Khi nghiêm túc tìm hiểu và nắm kỹ thông tin về công ty lẫn yêu cầu công việc, chắc chắn bạn sẽ đưa ra lời giới thiệu phù hợp để ghi điểm dễ dàng hơn. Dựa vào thông tin này bạn sẽ biết tiêu chí nào ở ứng viên được nhà tuyển dụng Việt Nam đánh giá cao, thậm chí đóng vai trò quyết định để có thể liên hệ đến bản thân và tạo ấn tượng tốt nhất. Ví dụ, nếu ứng tuyển vị trí Content Writer trong lĩnh vực sản xuất in ấn sách, bạn có thể giới thiệu: “Em là X, tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Em có kỹ năng viết lách tốt, nắm vững cách sử dụng ngôn từ, sáng tạo và đa lĩnh vực. Em sử dụng được tiếng Anh khá tốt cả 4 kỹ năng, với điểm IELTS 6.5. Em đã có 3 năm làm Content Writer cho trang web giới thiệu sách và rất thích công việc này…” Lựa chọn cách thức giới thiệu phù hợp Là sinh viên mới ra trường, có thể bạn sẽ còn chút bối rối lựa chọn cách trình bày khi trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý cách giới thiệu sau: Giới thiệu theo kiểu truyền thống: Bạn nói về bản thân theo cách phổ biến như tên tuổi, trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc… Giới thiệu kiểu tập trung vào điểm mạnh, ưu thế: Bạn có thể đề cập ngay đến những điểm mạnh đặc biệt của bản thân, bạn có năng lực mức độ nào, đã làm được những gì và sẽ đảm bảo làm tốt công việc ứng tuyển ra sao. Giới thiệu kiểu tự do sáng tạo: Bạn có thể nói về sự đam mê công việc hoặc yêu mến công ty và mô tả mục tiêu phát triển bản thân với vị trí công việc này nhờ sự tương đồng đó. Giới thiệu ngắn gọn, chọn lọc các thông tin thực sự giá trị Giới thiệu bản thân mới chỉ là phần đầu của cuộc phỏng vấn, để không dài dòng chiếm nhiều thời gian, bạn nên trình bày thông tin có chọn lọc và đó nên là các phẩm chất có giá trị nhất. Nếu bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, những điểm cần nhắc đến ở phần giới thiệu có thể là: - Học vấn: trường, khoa, chuyên ngành, chuyên môn, xếp loại tốt nghiệp (nếu đạt giỏi/ xuất sắc). - Kỹ năng: các kỹ năng mềm, kỹ năng bổ sung chuyên môn; mức độ sử dụng ngoại ngữ (nếu công việc yêu cầu). - Điểm mạnh - những ưu thế có thể phù hợp với vị trí tuyển dụng. - Mục tiêu phấn đấu trong công việc. - Một số dự án hoặc công việc đã làm khi còn là sinh viên có liên quan ít nhiều đến vị trí tuyển dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kể ra các dự án cộng đồng, thiện nguyện nếu nó thực sự có giá trị… Tự tin nhưng khiêm tốn Sự tự tin bao giờ cũng tạo ra nguồn năng lượng tích cực tới mọi người xung quanh. Khi bạn tự tin, thần thái cũng thoải mái và dễ truyền đạt rõ ràng thông tin hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chừng mực và khiêm tốn, đặc biệt khi đang trong vai trò một ứng viên còn “non” kinh nghiệm, bạn còn cần học hỏi nhiều hơn nữa ở những đồng nghiệp kì cựu. Khi khiêm tốn có nghĩa là bạn đang biết vị trí của mình để nỗ lực phấn đấu ngày một giỏi hơn. Trong phần giới thiệu bản thân, bạn có thể nói: “Em đã tốt nghiệp trường X, chuyên ngành… sử dụng ngoại ngữ thành thạo, cụ thể là thang điểm IELTS của em đạt 7.0. Tuy nhiên so với những người khác, em biết mình vẫn còn phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể đạt được mục tiêu của mình”. Là sinh viên mới tốt nghiệp, hẳn bạn vẫn còn lo lắng về cách giới thiệu bản thân một cách ấn tượng nhất. Với những lưu ý trên đây, hi vọng là bạn sẽ tự tin hơn và đưa ra câu trả lời “chất như nước cất” khiến nhà tuyển dụng gật đầu hài lòng. Đặng Hảo *Theo ấn phẩm Kết nối doanh nhân Tags: Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|