5 lỗi nên tránh khi viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV |
Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là một phần nội dung được các nhà tuyển dụng rất quan tâm khi đọc hồ sơ của bạn. Đây là một bản mô tả ngắn về định hướng sự nghiệp và hình dung của bạn về bản thân mình trong tương lai gần hoặc xa. Với mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ hiểu được bạn muốn trở thành ai và đạt được những thành tựu gì trong tương lai 5 hoặc 10 năm tới. Từ đó đánh giá được lộ trình phát triển sự nghiệp của bạn có phù hợp với công ty và vị trí cần tuyển dụng hay không. Thế nên, những gì bạn trình bày trong phần mục tiêu nghề nghiệp có thể sẽ ảnh hưởng khá lớn đến việc bạn có vượt qua vòng xét tuyển CV thành công hay không. Dưới đây là một vài lỗi phổ biến khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp trong CV mà bạn nên tránh, dù là bạn đang tìm việc làm tại Hà Nội mới nhất hay bất cứ nơi nào khác, cùng tham khảo nhé.
Mục tiêu quá chung chung, không rõ ràng Sẽ thật khó để người đọc hình dung về định hướng của bạn nếu như mục tiêu nghề nghiệp bạn đưa ra quá chung chung, không cụ thể và rõ ràng. Nên tránh những cụm từ có nghĩa quá rộng nhưphát triển bản thân, nâng cao năng lực, đóng góp cho sự phát triển của công ty. Thay vào đó là những từ ngữ thật cụ thể để trả lời cho câu hỏi “Ai” và “Cái gì?”. Để viết được một mục tiêu rõ ràng, bạn hãy tập trung đưa ra câu trả lời: Trong tương lai bạn muốn trở thành ai, trong lĩnh vực gì? Ví dụ, trở thành quản lý cấp cao trong lĩnh vực Nhân sự, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn báo cáo thuế, tài chính... Mục tiêu nghề nghiệp không liên quan tới vị trí đang ứng tuyển Sai lầm phổ biến nhất khi viết mục tiêu nghề nghiệp, đó là bạn sử dụng chung một nội dung trong khi ứng tuyển nhiều vị trí khác nhau. Điều này dẫn đến tình trạng tại một số công ty, mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên không liên quan tới vị trí đang ứng tuyển. Nếu bạn mong muốn trở thành chuyên gia Marketing nhưng lại nộp CV cho vị trí Quản lý bán hàng, rất có thể nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi và loại bỏ CV của bạn mặc dù bạn có kỹ năng phù hợp, bởi vì định hướng sự nghiệp của bạn không liên quan. Để tránh trường hợp đáng tiếc này, bạn hãy khéo léo điều chỉnh nội dung mục tiêu nghề nghiệp sao cho gần hơn với vị trí ứng tuyển. Mục tiêu nghề nghiệp quá xa vời
Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc đặt mục tiêu nghề nghiệp trong CVđó là tính khả thi - một tiêu chí quan trọng để phân biệt giữa mục tiêu và ước mơ. Khi đưa ra một mục tiêu quá viển vông và xa vời, hoặc một mục tiêu hơi quá sức với khả năng của bạn, bạn sẽ gây nhiều nghi ngờ và khó có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng. Một sinh viên mới ra trường đặt mục tiêu trở thành chuyên gia hàng đầu trong 3 năm, một ứng viên đang làm nhân viên nhưng đặt mục tiêu khởi nghiệp và có doanh thu khổng lồ, hoặc một nhân sự mơ ước lập ra công ty đối trọng với Facebook từ con số 0 - đây là những ví dụ của mục tiêu xa vời. Đương nhiên, không ai đánh thuế ước mơ và bạn hoàn toàn có quyền mơ ước, nhưng khi chưa có điều kiện cụ thể để biến “ước mơ thành “mục tiêu khả thi, đừng thể hiện nó trong CV của bạn. Viết mục tiêu nghề nghiệp quá dài dòng Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những nội dung cần đến sự cô đọng và dễ hiểu với đại đa số người đọc. Chính vì vậy, bạn cần tránh viết phần này quá dài dòng hay phức tạp. Nhà tuyển dụng sẽ không có nhiều thời gian cho mỗi CV - đó là lý do bạn cần thuyết phục họ ngay từ những giây đầu tiên. Độ dài lý tưởng cho phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV là từ 100 - 250 chữ. Nếu dài hơn, bạn có thể đã làm loãng nội dung của CV và khiến những thông điệp mình đưa ra thiếu đi sự sắc bén, thu hút cần có. Mục tiêu quá nhiều tham vọng Khi gặp một người quá nhiều tham vọng và muốn thành công ở nhiều lĩnh vực, cảm nhận đầu tiên của bạn là gì? Đó có phải là sự nghi ngờ và e ngại? Nhà tuyển dụng cũng cảm thấy như vậy ở những ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp ôm đồm, không nhất quán và thiếu tập trung. Họ sẽ đặt câu hỏi về lòng trung thành và mức độ cống hiến của bạn dành cho công việc, khi mục tiêu của bạn còn có những yếu tố khác nằm ngoài công ty. Đừng cố tỏ ra rằng mình là một ứng viên “đa năng” khi thể hiện mục tiêu nghề nghiệp quá ôm đồm, bạn có thể gây tác dụng ngược đấy. Hãy cố gắng viết ra một mục tiêu cụ thể và tập trung hết mức có thể, bạn sẽ dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn. Bạn thấy đấy, một phần nhỏ như mục tiêu nghề nghiệp trong CV cũng có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy chú ý xây dựng và trình bày mục tiêu nghề nghiệp của mình sao cho thật cụ thể, nhất quán, ngắn gọn và hợp lý để có thể tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng. Chúc bạn sớm đạt được mục tiêu nghề nghiệp mà bản thân đề ra trong tương lai gần. Ngân Linh * theo ấn phẩm kết nối doanh nhân Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|