top-banner-miss-charm-2023

Thị trường Thứ hai, 10/05/2021, 15:13 GMT+7
Tiết kiệm chi phí, ngành dệt may nỗ lực vượt khó trong quý 1

Mặc dù đa phần doanh thu sụt giảm nhưng nhờ tiết kiệm chi phí nên lợi nhuận quý 1 của các doanh nghiệp dệt may vẫn khả quan.

Kế hoạch lãi tăng trưởng trong năm 2021

Ngay hồi đầu năm Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) dự báo giá trị xuất khẩu năm 2021 có thể phục hồi về mức năm 2019, đạt 39 tỷ USD, tương đương với mức tăng trưởng 10,6% so với cùng kỳ, cao hơn so với CAGR giai đoạn 2015-2019 là 9.9%. Bộ Công Thương cũng nhận định, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới, các thương hiệu cao cấp sẽ hưởng lợi nhiều.

Bên cạnh đó, năm 2021 nhiều đặc điểm mới của chuỗi cung ứng sẽ được thiết lập như xu thế giảm giá chi phối toàn thị trường; hàng hóa dệt may đơn giản thay thế hàng thời trang, dẫn tới nhiều năng lực sản xuất dư thừa nhưng năng lực mới lại thiếu hụt; mô hình kinh doanh online, giảm trung gian, đòi hỏi quản trị và giao tiếp số với toàn bộ các thành phần của chuỗi cung ứng…

Theo đó, đa phần các doanh nghiệp dệt may đã công bố các chỉ tiêu kinh doanh với lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ. Dệt May Việt Nam (VGT) dẫn đầu toàn ngành với mục tiêu lãi 700 tỷ đồng trong năm 2021 tăng trưởng 18% so với thực hiện 2020.

Nhiều doanh nghiệp khác cũng đã công bố các chỉ tiêu lãi tăng trưởng cao từ 2 – 3 con số trong đó đáng chú ý nhất là kế hoạch của KMR, sau khi chỉ lãi vỏn vẹn 0,2 tỷ đồng trong năm 2020 KMR đặt mục tiêu lãi 18 tỷ đồng trong năm nay.

KMR cho rằng các hiệp định thương mại CPTPP, EVFTA, RCEP sẽ đem lại nhiều cơ hội cho ngành dệt may trong năm 2021, thị trường EU sẽ là một ngách thị trường tiềm năng, thuận lợi cho Marie vốn đã có các chứng chỉ uy tín và kinh nghiệm làm việc với các khách hàng lớn tại thị trường này. Ngoài ra với sự hỗ trợ của Mirae Fiber Tech – cổ đông sáng lập của công ty hoạt động marketing của KMT đang phát huy hiệu quả tốt trong việc tìm kiếm khách hàng mới.

Tiếp đó là kế hoạch của Damsan (ADS) lãi 72 tỷ đồng tăng 157% so với 2020 và kế hoạch của Hanosimex (HSM) lãi 30 tỷ đồng tăng 150% so với thực hiện 2020. Trong đó ADS hiện đang quản lý trực tiếp 02 nhà máy và quản lý gián tiếp 01 nhà máy thông qua công ty con - Công ty Cổ phần Sợi Eiffel với tổng công suất 16.560 tấn sợi/năm và 2.040 tấn khăn/năm. Damsan hiện là một trong các doanh nghiệp lớn nhất cả nước về quy mô sản xuất sợi với số lượng đứng thứ 5 cả nước, cao hơn trung bình ngành.

Một kế hoạch khác cũng đáng chú ý là của Sợi Thế Kỷ, năm 2021, doanh nghiệp dự kiến lợi nhuận sau thuế 248 tỷ đồng tăng 72% so với thực hiện năm trước.

Ở chiều ngược lại BDG, HUG, GIL, GMC cùng dự tính lãi giảm trong năm 2021 trong đó đáng chú ý nhất là kế hoạch của Gilimex và Garmex Saigon, GIL dự tính chỉ lãi 180 tỷ đồng trong năm 2021 giảm 42% so với thực hiện 2020 trong khi đó GMC lên kế hoạch lãi giảm 65% chỉ đạt 23 tỷ đồng trong năm nay. Trước đó năm 2020 cũng lên kế hoạch thận trọng mà kết thúc năm lợi nhuận của Gilimex (GIL) gấp 3 lần mục tiêu đề ra

Tiết kiệm chi phí, ngành dệt may nỗ lực vượt khó trong quý 1 - Ảnh 1.

Quý 1 doanh thu đa phần sụt giảm...

Vinatex dẫn đầu về doanh thu toàn ngành với 3.377 tỷ đồng giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong bối cảnh đa phần các doanh nghiệp đều sụt giảm đơn hành dẫn đến nguồn thu sụt giảm thì TCM, Gilimex, TNG ghi nhận doanh thu tăng trưởng hai con số trong đó TCM ghi nhận 946 tỷ đồng doanh thu tăng trưởng 20% so với cùng kỳ, tiếp đó GIL và TNG cũng có mức tăng trưởng doanh thu lần lượt đạt 19,5% và 18%.

Trong đó TNG cho biết các đơn hàng sản xuất quý 4/2020 đã xuất vào quý 1/2021 nên doanh thu quý 1 tăng cao so với cùng kỳ. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh các đơn hàng mới ký với khách hàng trong quý 1/2021 mặc dù số lượng sản phẩm nhiều hơn nhưng đơn giá thấp hơn với cùng kỳ từ 5 - 10%.

Ở chiều ngược lại đa phần các doanh nghiệp dệt may có doanh thu giảm trong quý đầu tiên của năm 2021, trong đó May Nhà Bè sụt giảm tới 38% doanh thu, công ty cho biết từ đầu năm 2021 đến nay vẫn còn ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 tại Việt Nam và toàn thế giới, đặc biệt là tại Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á đồng thời cũng là thị trường xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty và các công ty con, công ty liên kết.

Tiếp đó Garmex Saigon, Dệt may Hòa Thọ, Fortex cũng có doanh thu giảm lần lượt 18%, 27% và 29% so với cùng kỳ trong đó Fortex tiếp tục ghi nhận mức doanh thu sụt giảm mạnh, trước đây mỗi quý doanh nghiệp này có doanh thu 3 con số, cả năm đạt 4 con số thì trong 5 quý gần đây chỉ có vài tỷ đến vài chục tỷ đồng doanh thu.

May mặc Bình Dương (BDG) cho biết do tình hình dịch Covid 19 tại châu Âu vẫn còn căng thẳng, khách hành Olymp giảm sản lượng 43% so với cùng kỳ làm cho doanh thu xuất khẩu sụt giảm. Công ty phải bố trí công nhân nghỉ phi sản xuất và bù lương làm chi phí tăng.

Tiết kiệm chi phí, ngành dệt may nỗ lực vượt khó trong quý 1 - Ảnh 2.

...nhưng nhiều doanh nghiệp dệt may vẫn duy trì lãi tăng trưởng tốt

Mặc dù đa phần các doanh nghiệp dệt may gặp khó về nguồn thu tuy nhiên lợi nhuận lại khả quan so với cùng kỳ trong đó có 13/19 doanh nghiệp ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng trong quý 1.

TCM là doanh nghiệp có lợi nhuận tăng trưởng tốt nhất đạt 78%. Tiếp đó Hanosimex cho biết quý 1/2021 nhu cầu của thị trường sản phẩm sợi có nhiều thuận lợi do các đơn hàng lớn nên đã tăng được năng suất đồng thời giảm chi phí sản xuất.

Cũng nhờ tiết kiệm chi phí và giảm giá vốn mà MSH mặc dù doanh thu đi ngang vẫn có lãi 92 tỷ đồng tăng 44% so với quý 1/2020.

Do có sự thay đổi về cơ cấu mặt hàng xuất bán trong kỳ, dẫn đến lãi ròng quý 1/2021 của GIL đạt được 71 tỷ đồng tăng 66% so với cùng kỳ năm trước.

Damsan, EVE và May Việt Tiến là những doanh nghiệp cùng kỳ năm ngoái kinh doanh thua lỗ thì trong quý này có lãi trong đó Everpia (EVE) nhờ tiết kiệm chi phí mà có lãi hơn 4,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 11,7 tỷ đồng. May Việt Tiến có lãi sau thuế 5,3 tỷ đồng trong khi quý 1 năm ngoái lỗ gần 21 tỷ đồng

Damsan (ADS) mặc dù doanh thu thuần đạt 314 tỷ đồng chỉ tăng 6% so với cùng kỳ nhưng giờ tiết kiệm chi phí nên LNST công ty mẹ gần 16 tỷ đồng trong khi cùng kỳ công ty mẹ chịu lỗ gần 2,4 tỷ đồng – Đây cũng là mức lãi theo quý lớn nhất trong lịch sử niêm yết của Damsan.

Tiết kiệm chi phí, ngành dệt may nỗ lực vượt khó trong quý 1 - Ảnh 3.

Ở chiều ngược lại, Garmex Saigon là doanh nghiệp có lãi giảm mạnh nhất, trong quý 1 doanh nghiệp này lãi vỏn vẹn 2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái

TNG mặc dù có doanh thu thuần tăng trưởng nhưng chi phí vẫn ở mức cao khiến chỉ lãi sau thuế 22 tỷ đồng giảm 34% so với quý 1/2020.

Sợi Thế Kỷ ( STK ) mặc dù doanh thu cũng giảm nhưng biên lãi gộp tăng do đơn vị này đã tích cực thúc đẩy việc tiêu thụ thêm các loại sợi có chất lượng và giá trị gia tăng cao theo đó STK có lãi 70 tỷ đồng trong quý 1 tăng 35% so với cùng kỳ.


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 

metro-sai-gon

bia-kndn

hoa-moc-thien

moc-beauty

miss-charm

Google Plus WSHOWBIZ.COM
buy dnp